KHÓA THIỀN MINH SÁT MIỄN PHÍ TÁM TUẦN TRÊN MẠNG

win_20161028_10_38_32_pro

THỰC TẬP CHÁNH NIỆM ĐỂ AN LÀNH

BS Huỳnh V. Thanh, Trường Y-Khoa và Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư, ĐH Hawaii

Free Online Course: https://sites.google.com/site/mindfulnessonlinecourse/

Chánh Niệm (Sati, Mindfulness) là một tâm sở lành mà ai cũng có và chỉ cần được trau dồi. Chánh Niệm càng ngày càng được phổ biến sâu rộng hơn tại các xứ Âu Mỹ. Hiện này trong các nước này có hàng trăm chương trình dạy Chánh Niệm để giãm căng thẳng (stress) tại các trung tâm y khoa hoặc ở các đại học và cả các sở tư. Các chương trình này không có tính cách tôn giáo, mặc dù Chánh Niệm xuất phát từ Phật giáo. Chánh Niệm cũng được dạy cho các cầu thủ và lực sĩ để họ đuợc kết quả khả quan hơn.

Đả có vài trăm bài khảo cứu khoa học cho thấy những lợi ích mà Thiền Định và Chánh Niệm đem đến cho các bệnh tâm thần hoặc thể xác như chứng đau kinh niên, căng thẳng (stress), trầm cảm (depression), lo sợ (anxiety), bệnh da vẩy nến (psoriasis) và cả cho bệnh ung thư v.v…

Chánh Niệm là gì?

Phần lớn các phương pháp thiền là thiền định (samatha bhavana): tập trung tâm trên một đề mục tục đế (pannati) cố định được chọn trước (cụ thể như nhìn ngọn nến, hoặc trừu tượng như niệm chú/niệm Phật) giúp cho tâm được tạm thời an lạc và có thể đạt tới nhiều tầng thiền cao. Chánh niệm, ngược lại, có tính cách linh động để ý tới chân đế  (paramattha dhamma) rõ ràng nhứt mà không lựa chọn đối tượng.  Chân đế là bản chất/hiện tượng tự nhiên của mọi sự mọi vật mà tâm trực tiếp thực nghiệm, trước khi diễn tả/giải thích hiện tượng này (dựa trên kinh nghiệm đã qua). Chánh Niệm có đặc tính chú tâm đến những cảm nghiệm đang xẩy ra trong hiện tại, một cách không phê phán hoặc so sánh, để thấy nó thật sự ra sao. Chánh Niệm đi đôi với sự kiên trì (atapa) và sáng suốt (sampajana) để chế ngự tham ưu (abhijjadomanassa). Chánh niệm không bám víu đến cái mình thích hay tránh né cái mình không thích mà kính trọng mọi đối tượng ngang nhau. Vì vậy, trong thực tập Chánh Niệm (Minh Sát, vipassana bhavana) tâm ít bị xao động bởi những kích thích. Chánh Niệm làm tan biến những tâm sở bất thiện như ham muốn, lo sợ, giận dữ v.v… và nuôi dưỡng những tâm sở thiện (như sự rộng lượng, tâm từ, tâm đạo đức v.v….)

Chánh Niệm được xây dựng trên bốn nền tảng gọi là bốn lãnh vực chánh niệm (satipathana, Tứ Niệm Xứ, 4NX). Bốn lãnh vực này là: thân, thọ, tâm và pháp (đối tượng tâm/hiện tượng tự nhiên). Thân (kaya, NX1) bao gồm hơi thở, tư thế, động tác và cảm giác trong cơ thể, thuộc về tứ đại: đất (patthavi dhatu: cứng/mềm, nặng/nhẹ, nhám/láng-trơn…), nước (apo dhatu: lõng hay gắn bó), lửa (tejo dhatu: nóng hoặc lạnh) và gió (vayo dhatu: chuyển động/run, căng thẵng, áp suất). Thọ (vedana, NX2, hay bị lầm lẫn với cảm giác hay cảm xúc) chỉ gồm cảm nghiệm dễ chịu (lạc thọ, sukhavedana), khó chịu (khổ thọ, dukkhavedana) hoặc trung tính (xả thọ, adukkham-asukhāvedana/upekkhavedana). Tâm (citta) gồm ý nghĩ, cảm xúc và ý thức (cái “biết”). Niệm Xứ chót là pháp (dhamma) gồm tất cả các đối tượng khác, thường là thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc giác.

Chánh Niệm chỉ để ý tới thực tại (chân đế, paramattha dhamma) mà không quan tâm đến hình thức và quan niệm (tục đế, pannati). Ví dụ như “lưng tôi đau” là một quan niệm (tục đế) mà Chánh Niệm chỉ nhận thức một cách trực tiếp là cứng/căng/nóng v.v… (chân đế thân, NX1) hoặc chỉ là “sự khó chịu” (chân đế thọ, NX2) mà không có cái “tôi “ trong đó. Hoặc lúc niệm Phật, nếu chánh niệm cảm giác động tác của miệng (thân, NX1), biết cảm nghiệm dễ chịu/ lạc (thọ, NX2), biết không có sân hận (tâm, NX3), biết đang nghe (pháp, NX4) và biết các hiện tượng này thay đổi ra sao là đang thực hành Tứ Niệm Xứ  (Chánh Niệm để có tuệ giác). Còn nếu chỉ niệm để cầu mong được lên cõi lành, hoặc hình dung Đức Phật trước mặt mình thì không phải là Chánh Niệm*, tuy nó có thể là Chánh Định, đem đến định tâm và sự an lạc. (*Hiểu theo phương diện Vi Diệu Pháp/Abhidhamma, 40 để mục thiền định). Chánh niệm cho ta thấy thực chất của mọi hiện tượng (khổ, vô thường và vô ngã). Nó giúp ta hành động do sự chọn lựa một cách sáng suốt (có tuệ giác) thay vì phản ứng trong vô minh (si), do đó cuộc sống ta trở nên bớt căng thẳng và thêm an lạc.
Chánh Niệm không những có thể được thực tập một cách chánh thức bằng cách thiền tọa hoặc thiền hành, mà cũng được áp dụng không chánh thức trong mọi hoạt động trong ngày.

Thực tập chánh niệm.

Trau dồi thiện tâm (Giới luật): Như trồng cây phải xới đất và bón phân, người thực tập Chánh Niệm cũng cần chuẩn bị tâm bằng cách giữ ngủ giới: tránh sát sanh, tham lam, tà dâm, dối trá và say sưa rượu chè. Nếu lỡ phạm giới thì ghi nhận lỗi lầm, cố gắng hết sức sẽ không tiếp tục tạo nghiệp xấu. Nên vui vẻ chấp nhận lỗi và biết mình thấy được khuyết điểm và cố gắng tiến bộ trong hỷ xã, thay vì tự trách móc trong sân si. Mặc dầu không nên mong đợi kết quả, nếu thấy không tiến bộ thì bạn nên suy xét xem mình có giữ giới nghiêm chỉnh hay không.

Thái độ: Bạn nên có thái độ thích hợp (right attitude/wise reflection: yoniso manasikara) khi hành thiền: nên thư thả, không có ý mong cầu điều gì sẽ xẩy ra, tôn trọng mọi đối tượng chánh niệm ngang nhau, dù chúng là dễ chịu (lac thọ) hay khó chịu (khổ thọ), tốt hay xấu. Hảy bỏ đi mọi ý nghĩ về quá khứ hay tương lai mà chỉ quan tâm đến hiện tại. Nếu thật cần nhớ tới quá khứ thì ý thức là đang nhớ, hoặc cần hướng tâm về tương lai thì biết rõ là đang tính toán, xong rồi thì không tiếp tục suy nghĩ về quá khứ và tương lai nửa. Sự cố gắng trong hành thiền là trì chí một cách thoải mái, một sự tò mò thích thú liên tục thay vì cố gắng thái quá hay căng thẳng.

Thiền tọa: Tìm một chổ tương đối yên tịnh. Bạn có thể ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên ghế, lưng cho thẳng nhưng không cứng ngắc. Mắt nhắm thư thả. Bắt đầu bằng cách để ý đến tư thế của bạn: lưng thẳng đứng, áp suất ở mông (mềm hay cứng), ấm hay lạnh, hoặc cảm giác ở bàn tay. Sau đó chú ý đến cảm giác của hơi thở tại vành mũi (ra/vào) hay bụng (phồng/xẹp): không để ý đến hình dáng của bụng hay khái niệm “hơi thở của tôi” (tục đế) mà chỉ biết đến sự chuyển động, căng/xẹp, rung động hay nóng /lạnh (chân đế). Xem hơi thở như nhà mình, một nơi nương tựa. Có thể niệm thầm/ghi nhận “phòng”,  “xẹp” nếu thấy nó giúp bạn giữ tâm trên đề mục, nhưng đừng để câu niệm lấn át/chi phối sự quan sát của đối tượng (vì niệm là tục đế). Bạn nhớ thở một cách bình thường. Nếu tiếng động làm bạn chú ý thì dùng nó làm đối tượng, cảm nhận sự rung động (chân đế) tại màn nhĩ  mà không tìm nghĩ về nguồn gốc của tiếng động này là còi xe v.v…, (tục đế). Nhớ không chống đối hoặc phê phán, sau đó trở về nhà mình (hơi thở). Nếu bạn lạc trong ý nghĩ, khi ý thức được thì chỉ ghi nhận là “suy nghĩ” mà không phê phán, xong từ tốn trở về nhà. Một cảm giác khó chịu như đau hay ngứa sẽ đến với bạn: hảy thư giãn, tò mò một cách khách quan, quan sát cảm giác này xem thực chất nó là cứng, nặng hay căng, nóng v.v… (chân đế) để thấy nó thật sự  (và thay đổi)  ra sao  thay vì “lưng tôi đau” hay “chân tôi ngứa” (tục đế).

Như vậy chánh niệm không đễ bất cứ điều gì chi phối mà trái lại dùng chúng làm đối tượng.

Thiền hành: Tìm một khoảng trống để đi được độ mười đến hai mươi bước. Đi từ đầu này đến đầu kia rồi quay lại. Đi thư thả, bắt đầu bằng tốc độ bình thường rồi chậm dần và ý thức các cảm giác như chuyển động, cứng/mềm, nặng/nhẹ v.v… Với tốc độ thường, bạn chú ý đến “bước”. Khi đi chậm hơn thì hai động tác là giở lên (giở) và đặt xuống (đạp). Khi đi chậm nữa thì để ý đến “giở”, “bước” và “đạp”. Lúc đến cuối đường thì để ý đến “dừng” “đứng”, “quay” “bước” v.v… Đừng nhìn xuống chân hay nhìn quanh quẩn mà chỉ nhìn trước vài bước chổ mình đi. Cũng như trong thiền tọa, bạn chỉ để ý đến cảm giác di động, nặng nhẹ hay cứng mềm v.v… thay vì hình dáng của chân hay “tôi đang đi”. Nếu lạc trong ý nghĩ thì cũng ghi nhận “suy nghĩ”, rồi trở lại cảm giác của chân bước.

Chánh niệm trong ngày: Ngoài buổi thiền toạ hay thiền hành chánh thức, bạn cũng cố gắng ý thức về tất cả những gì xảy ra từ lúc thức dậy đến lúc chợp mắt ngủ: mọi động tác, cảm giác và ý nghĩ, cảm xúc, thích hay không thích v.v… Bắt đầu bằng một động tác như đưa tay ra, thêm mỗi ngày một động tác mới để chánh niệm như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh v.v… Nhớ thường xuyên tự nhắc xem bạn có đang ý thức được gì đang xảy ra không và nhớ thái độ thích hợp đã nói ở trên.

Cách thực tập tốt là rủ vài người quen cùng thực tập, gia nhập môt nhóm thiền hoặc tham dự một khóa thiền chánh niệm (Minh Sát/Vipassana).

Mong bạn tìm thấy sự an lạc trong Chánh Niệm.

***

 

(Đăng trên Tuần-Báo Giác Ngộ số 371 tháng Ba 2007)

 

Phương pháp thiền chánh niệm phát xuất từ đạo Phật nhưng chanh niệm là một tâm sở lành mà mọi người đều có. Hiện nay rất nhiều người trong nhiều đạo giáo khác nhau thực tập phương pháp này, kể cả các vị nữ tu Công Giáo

===========================

Ghi danh cho khoa học 8 tuần miễn phí trên mạng:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfM5DsxtJsG6uVAODcedExfRmjR8J1rRXd7yQhiPeRiL-5PtQ/viewform?usp=pp_url

BS Huỳnh V. Thanh

Bác Sĩ Huỳnh có chân trong ban giảng huấn của Trường Y Khoa và TT Nghiên cứu Ung Thư (TTNCUT Hawaii/UHCC, ĐH Hawaii.
Ông  thực tập và nghiên cứu .Thiền Minh Sát từ 1984 với các Thiền sư Miến Điện và tây phương (tại xứ Miên và các xứ Âu Mỷ). BS Huỳnh bắt đầu hướng dẫn thiền trong các lao tù từ 1993 và sau đó cho công chúng, các bịnh viện và trường Y Khoa. Ông và các khoa học gia tại TTNCUT Hawaii đã  kết thúc một cuộc nghiên cứu sơ khởi dùng lớp thiền trên mạng để dạy Thiền Minh Sát cho người bịnh ung thư tại Hawaii và đang chuẳn bị cho một cuộc nghiên cứu lớn hơn trên toàn xứ Hoa Kỳ. Lớp Thiền trên mạng này (tiếng Anh) nay được phổ biến miển phí cho công chúng trên javascript:copyEdit(1)khắp năm châu

 

Tài liệu tham khảo (khía cạnh Thiền Tông của Đại Thừa) :

THIỀN, MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG

BS. Phan Ánh

 

MỤC  LỤC

1.Lời mở đầu

2.Chương I :Thiền là gì

3.Chương II : Thiền và bộ não

4.Chương III :Thiền để chữa bệnh

5.Chương IV : Thực hành Thiền

Thập Mục Ngưu Đồ

6.Chương V : Thiền và Tâm linh

7.Kết luận

Tài liệu tham khảo :

Nội dung cuốn sách này chịu ảnh hưởng sâu đậm của các thầy :Nhất Hạnh,Thanh từ và Nhật Quang.

Về phần khoa học thì các thông tin đã được tra cứu trên mạng : tất cả tên các vị đã được nêu lên trong cuốn sách,công trình khoa học của họ đều có ở trên mạng.

LƠÌ   MỞ  ĐẦU

Thế giới chúng ta đã chào đón thế kỷ 21 với bao nhiêu hứa hẹn, với văn minh hiện đại và các khám phá mới lạ làm cho con người càng ngày càng cảm thấy có quyền lực và không ngừng chạy theo khoái lạc! Tưởng như thế chúng ta phải khỏe mạnh hơn và phải vui sướng hơn, nhưng các thống kê trên thế giới cho thấy tỷ lệ người đói nghèo gia tăng và những căn bệnh nan y vẫn chưa khắc phục được. Ở các nước phát triển thì bệnh tim mạch, ung bướu, tiểu đường, tâm thần và… tự tử gia tăng! Còn các nước kém phát triển thì vẫn phải tranh đấu để sinh tồn, mạng sống con người  chưa được bảo đảm, không làm sao thoát khỏi tình trạng hiểm nghèo này .

Nhìn vào lịch sử thế giới, chúng ta thấy những thập niên sau này có nhiều phát minh khoa học cho phép các điều kiện vật chất phát triển rất nhanh so với các thế kỷ trước, nhưng xét về phần tâm linh thì không mấy tiến bộ ! Cho đến ngày nay chúng ta vẫn phải dựa vào giáo huấn của các bậc thánh hiền từ mấy ngàn năm trước. Ở phương Đông tư tưởng Lão Trang , lời dạy của Đức Thích Ca vẫn có giá trị hơn bao giờ hết, ở phương Tây thì giáo lý của  Platon, Socrate, Aristote, Chúa Giêsu v.v… vẫn là ngọn đuốc soi sáng tâm linh.

Phải chăng sự phát triển tự nhiên,không định hướng của vật chất mà không kèm theo một tâm linh vững chắc, đầy đủ nội lực để kiểm soát là một mối nguy hại lớn cho nhân loại !

Trên thế giới nhỏ bé này các nhà khoa học đã lên tiếng báo động cho chúng ta biết môi trường trên trái đất đang thay đổi một cách nhanh chóng không lường, đưa đến những tai họa lớn lao nếu chúng ta cứ tiếp tục sống như ngày nay một cách vô ý thức !

Hiện nay chúng ta đã khai thác tài nguyên cuả trái đất quá nhiều làm mất cân bằng môi trường nên có bao nhiêu thiên tai đã xảy ra. Các chuyên gia đã cảnh báo nhưng không có chính phủ nào đưa ra biện pháp chính đáng để giải quyết vấn đề, cũng chỉ vì mối  lợi riêng tư mà để các  hậu quả tai hại xảy ra !

Vậy vấn đề chính gây nên bao nhiêu khổ đau nằm trong tâm linh chăng ?

Có phải chúng ta phát triển nhiều về vật chất mà quên phát triển tâm linh không ?

Nhưng chúng ta phải dựa trên nền tảng tâm linh nào để không có tâm phân biệt, rồi vướng mắc vào văn tự, lý thuyết và tranh chấp hơn thua, phải trái? Giá trị nào là mẫu số chung của nhân loại để không ai có thể phản đối? Giá trị nào mà mỗi chúng ta đều có ? Thật đơn giản! Đó là giá trị con người, giá trị nhân bản. Con đường tâm linh đúng nghĩa thì không rời xa thế tục mà gắn liền với nó, vật chất và tinh thần phải song song đồng hành với nhau.

Đi tìm giá trị  con người là ta phải về với chính mình, nhìn lại mình, và tu sửa.

Trong giáo dục ở gia đình, nhà trường, xã hội chúng ta đều học đạo lý, phải biết thương người, phải vị tha, không ích kỷ, nhưng tại sao thực hiện lại khó thế? Có phải vì chính bản thân chúng ta cũng có vấn đề, cũng khổ, thì làm sao còn lo cho người khác? Thật đúng là vòng luẩn quẩn, vậy có cách nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này không? Có cách nào để chúng ta có sức khỏe, tự tin, lạc quan, yêu đời, có những quan hệ thoải mái với gia đình, xã hội?

Những ý nghĩ, hành động của chúng ta thường ngày như cái «máy tự động», chúng ta nghĩ và hành động theo thói quen, tập quán. Muốn sống trong ý thức thì ta phải học biết rõ ta là ai. Chúng ta có thể thay đổi toàn diện con người của chúng ta, chứ không có gì là không thể.Chúng ta hãy bỏ những ý nghĩ cứng nhắc, những thái độ cố chấp.

Có một cách đơn giản nhưng phải bền gan bền chí mới thực hiện được : đó là  THIỀN .

Thiền giúp cho ta phát huy những tài năng tiềm ẩn, nói đúng hơn là Thiền cho chúng ta tìm lại chính mình, tìm lại Tâm Chân Thật, nguyên thủy của chúng ta, và xả bỏ những lớp màn vô minh bao phủ bên ngoài. Có thể ví như mỗi chúng ta đều có viên ngọc quý ở bên trong nhưng ta không thấy vì bị bao phủ bởi mấy lớp bụi, thiền sẽ giúp cho ta phủi bỏ các lớp bụi và viên ngọc sẽ hiện ra.

Ở các nước Âu Mỹ nền khoa học kỹ thuật đã phát triển đến tột đỉnh, người dân có quá đầy đủ vật chất nhưng họ bị một bệnh đặc biệt của xã hội hiện nay là Stress.

Từ Stress phát sinh ra vô số bệnh tật như cao huyết áp, mất ngủ, tim hồi hộp, rối loạn tiêu hóa, cáu gắt, nóng giận, hành động mất cân bằng, thái quá,v.v… 

Từ cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, qua các chuyến du lich đi Châu Á, người phương Tây đã làm quen với Thiền, và nhất là khi ngài Đạt Lai Lạt Ma phải rời khỏi xứ Tây Tạng để tỵ nạn, Ngài được mời thuyết trình ở khắp các nước Âu châu, Mỹ Châu  mỗi lần có hàng ngàn người đến nghe, và họ bắt đầu tìm hiểu Thiền và giáo lý nhà Phật.

Hiện nay với tiến triển của khoa học, người Tây phương rất chuộng đạo Phật vì trong đạo Phật không có thần thánh mà chỉ đòi hỏi ở con người sự nỗ lực của bản thân.

Trên thế giới hiện nay tỷ lệ người bênh tâm thần (trầm cảm ,rối loạn hành vi,nghiện ma túy,nghiện rượu…) là 25%, ở Việt Nam là 15%. Chúng ta  hay nghe nói đến những chuyện sát hại vô cớ, và thủ phạm là một người rối loạn tâm thần.Ở bên Mỹ có những vụ thảm sát thật kinh hoàng, những trường hợp xả súng trong đám đông mà thủ phạm cũng không biểu lộ gì, vì đã mất nhận thức.

Theo dự đoán của WHO (Tổ chức Y Tế Thế Giới), trong tương lai bệnh tâm thần sẽ gia tăng và đứng hàng thứ nhì sau bệnh tim mạch: đây là mối lo ngại đáng kể ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.

Như vậy tình trang tâm linh nói chung của thế giới đã đến hồi báo động khẩn cấp, chúng ta phải ý thức để có một quyết đinh cho chính bản thân của chúng ta.

            Đơn phương chúng ta không có khả năng  thay đổi bộ mặt thế giới, nhưng chúng ta có khả năng thay đổi bản thân mình, mỗi chúng ta là một viên gạch để xây dựng một thế giới hòa bình trong tương lai.

 Riêng bản thân của tác giả, là một Bác sĩ hành nghề châm cứu đã 40 năm, đã chứng kiến sự huyền diệu của năng lương vũ trụ thì đến với THIỀN là kết quả đương nhiên của một quá trình. Ngoài ra tác giả cũng mong nhờ Thiền để giải quyết một số bệnh tật sẽ được đề cập trong các trang sau.

Cuốn sách này muốn ngắn gọn, để các bạn đọc không mất thì giờ ,và chỉ có tham vọng chia sẻ với mọi người: những vị nào đã đi trước thì xin lĩnh hội để bổ túc thêm, còn bạn nào chưa thiền thì tác giả mong là sau khi đọc xong sẽ phấn khởi đi học Thiền.

Cũng xin nói rằng Thiền được đề cập ở đây không có mục đích tôn giáo, chỉ nhắm vào con người và phát huy tiềm năng của con người: đây là  khía cạnh thực dụng của Thiền. Thật vậy, nếu chúng ta muốn áp dụng một tôn giáo cho đúng nghĩa -dù bất cứ tôn giáo nào- trước hết chúng ta phải phát huy giá trị bản thân rồi mới có thể đón nhận tôn giáo đó, nếu không, ta sẽ hiểu sai, áp dụng sai qua ống kính méo mó của chúng ta, từ đó có những suy nghĩ chủ quan, cực đoan và chiến tranh sẽ bắt nguồn từ đó.

Thiền là con đường

            Mang lại Hạnh Phúc

                        Đi đến Hòa Bình

                                    Cho mỗi chúng ta

                                                Và cho toàn thế giới

 

                                                                                                TPHCM,Tháng 10, 2013

Chương  I

THIỀN  LÀ  GÌ ?

Hãy luôn tỉnh thức, và để mọi việc diễn biến tự nhiên…

                        Rồi đầu óc bạn sẽ trở nên tĩnh lặng…

                        Đây là niềm hạnh phúc của Đức Phật.

                                                                                    Achaan Chah

Có thể nói câu này tóm tắt ngụ ý của Thiền.

Vài nét lịch sử :

Cách đây mấy ngàn năm,  Thiền đã có mặt dưới hình thức là Yoga do các vị đạo sư Ấn Độ thực hành đến mức siêu nhiên :kinh Veda, hay kinh Upanishads chứa đựng nhiều kiến thức mà giờ đây phần lớn đã bị thất truyền.

Thiền ở Trung Quốc gọi là Chan, được Bồ Đề Đạt Ma mang vào thế kỷ thứ sáu. Thiền ở Nhật Bản gọi là Zen được sáng lập vaò khoảng thế kỷ thứ chín,đến từ Trung Hoa và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Lục Tổ Huệ Năng.

Ở Việt Nam Thiền được truyền sang từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ sáu bởi thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi người Ấn Độ,đắc pháp nơi tổ Tăng Xán, tu ở chùa Pháp Vân,tỉnh bắc Ninh. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử(Quảng Ninh),ngài thống nhất các thiền phái và lập nên thiền phái Trúc Lâm,Thiền Tông lúc đó phát triển lên đến đỉnh cao.

Ở Âu Châu, lúc đầu Thiền được các vị Thiền sư Nhật bản như ngài Daisetz Suzuki ( 1870-1966) phổ biến vào đầu thế kỷ 20 ,và sau là ngài Deishimaru rất được người Tây phương mến chuộng.Thiền Zen ảnh hưởng mạnh trong những thập niên sau này,đến nỗi danh từ Zen bây giờ có nghĩa thông dụng ở Tây phương  là thư giãn. Cho đến năm 1956 khi ngài Đạt Lai Lạt Ma phải tỵ nạn và rời khỏi Tây Tạng thì Thiền theo mật tông được phổ biến mạnh mẽ ở Mỹ Châu và Âu Châu.

Đức Phật, khi còn là thái tử Siddharta ở Ấn Độ, lúc đầu cũng chịu ảnh hưởng của các đạo sư nên tu khổ hạnh, ép xác cho đến lúc kiệt quệ thì ngài nhận ra là phải chọn con đường Trung Đạo, nghĩa là không được hủy hoại thân xác vì Thân và Tâm dính liền nhau. Ngài ví mọi sự như giây đàn nếu kéo quá thì sẽ đứt mà lỏng quá thì sẽ không phát ra âm thanh. Mục đích của Ngài là muốn tìm cách nào để cho mọi người thoát khỏi cảnh khổ đau, và tìm thấy hạnh phúc lâu bền  ( đạo Phật không bi quan như một số người hiểu nhầm).Sau 40 ngày ngồi Thiền Ngài tìm ra Chân Lý và tuyên bố một cách rất khoa học : Tứ Diệu đế là nền tảng của giáo lý của ngài :

1-Khổ đau có hiện diện trong đời sống

2-Khổ đau có nguyên nhân

3-Khổ đau có thể được dập tắt

4-Có phương tiện để dập tắt khổ đau

Phương tiện  dập tắt khổ đau  là Bát Chánh Đạo ( Chánh Kiến,Chánh Tư Duy,Chánh Ngữ,Chánh Nghiệp,Chánh Mạng,Chánh Tinh Tấn,Chánh Niệm,Chánh Định).Thiền giúp cho ta thực hiện Bát Chánh Đạo ( sẽ đề cập ở phần Tâm linh).

Ở xứ ta,Từ thập niên 80 , dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Thanh Từ,Thiền được phổ biến cho quần chúng để tu tập.

Chúng ta thường nghĩ Thiền xa vời đối với cuộc sống thực tế, chỉ dành cho  giới tu sĩ hay ai đặc biệt mà thôi, thực ra Thiền rất thực dụng và ta có thể hành thiền mỗi ngày để có một cuộc sống an vui.Thiền là một nghệ thuật sống.

Mục đích gần gũi dễ thực hiện nhất của Thiền là hạn chế tâm trí lăng xăng của ta, lối suy nghĩ hơn thiệt,phân chia xấu tốt , yêu thương ghét bỏ ,v.v.. (Thức Nhị nguyên của ta).Thiền giúp ta ổn định tinh thần để được thảnh thơi.

Như vậy giai đoạn đầu khi thiền là ta đạt được một trạng thái thư giãn, trạng thài này dễ thực hiện, ai cũng có thể đạt được . Khi Thiền nhiều ,trạng thái thư giãn này vẫn hiện diện ngay khi ta không thiền ( điều này được chứng minh trong bộ não). Khi ta sống thường ngày trong trạng thái thư giãn thì ta làm việc thành công hơn, cảm nhận chính xác hơn, trong lòng thoải mái thì ta không dễ bực tức mà ngược lại, dễ dàng cảm thông hơn, những mối quan hệ có chất lượng hơn.Theo đó vô số bệnh tật như mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, đau nhức v.v..cũng được cải thiện.

Thiền  giúp ích cho chúng ta trong đời sống thường ngày, ngoài ra Thiền còn mang lại những kết quả bất ngờ mà mỗi chúng ta phải trải nghiệm chứ không thể diễn tả hết được ( sẽ đề cập ở các chương sau).

Thiền là một phương pháp thực hành vượt qua khỏi tôn giáo, có thể áp dụng cho mọi từng lớp xã hội : giầu/ nghèo, trí thức/không trí thức…, ở mọi nơi : công sở, trường học, gia đình, nhà tù…,với mọi lớp tuổi : già/ trẻ, lớn/ bé v.v…Vì Thiền huy động tiềm năng của con người với tất cả ý nghĩa thiêng liêng của nó.

Đức Phật có giảng cho chúng ta, muốn biết Tâm Phật thì phải thiền chứ không có lời nào diễn tả được : « Bất lập văn tự,giáo ngoại biệt truyền,trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật ».Trên hội Linh Sơn,Phật không nói điều gì, chỉ đưa cành hoa sen lên thôi, trong các đệ tử của ngài chỉ có ngài  Ca Diếp mỉm cười : Thiền tông phát sinh từ đó.

Và khi lâm chung, Đức Phật nói :  « Ta đã ròng rã bốn mươi chín năm thuyết pháp, nhưng chưa từng nói một lời nào. »Câu đó phải chăng để giải thoát chúng ta khỏi ràng buộc của văn tự ?Vì vậy Đức Phật chú trọng thực hành và ý thức, hơn là lý thuyết xa vời.

Ngày nay , thời đại chúng ta là thời đại của khoa học, Thiền đáp ứng được sự hiểu biết của mọi người qua lý trí và thực dụng.Các tôn giáo khi áp dụng một cách mù quáng và triệt để đều mang đến khổ đau.Vì thế Thiền giúp ta sáng suốt và tu tâm.Với khoa học và sự hiểu biết ngày nay ,nhất là ở bên  Âu Tây, giới trí thức chỉ tin tưởng ở  giá trị con người và tìm cách phát huy chính bản thân mình chứ không dựa vào thần thánh hay mãnh lực vô hình nào.

Lạ thay khoa học càng phát triển thì giáo lý nhà Phật lại càng phù hợp, từ khi có sự ra đời của vật lý nguyên tử , bắt đầu từ nhà bác học đại tài Einstein, cho đến nhà bác học Hawkins sau này, ta bắt đầu vén màn để nhận thấy thế giới vô hình và các định luật nguyên tử được diễn tả bởi các nhà bác học này giống như những điều mà các vị thánh hiền đã nói .Hiện nay,Thiền phát triển càng ngày càng mạnh ở các xứ Âu Tây.

Thường thì đời sống vật chất càng cao thì đời sống tâm linh càng…nghèo,chúng ta cứ lăng xăng chạy theo ngoại cảnh và các cám dỗ,tư tưởng và hành động đều phóng ra ngoài Tâm, chúng ta không biết chúng ta là một tiểu vũ trụ đang sống trong đại vũ trụ và khi trở về với chính mình mới nhận thấy kho báu ở nơi ta mà không cần đi tìm đâu cả.

Trên phương diện sinh lý,Thiền làm phát triển bộ não, các chuyên gia về thần kinh học hiện nay,nhờ những máy điện tối tân đã nghiên cứu được hoạt động của bộ não và cho thấy bộ não của những người Thiền lâu ngày phát triển những vùng não liên quan đến trí nhớtập trung,đồng thời khả năng liên kết giữa các vùng não nhanh hơn và nhiều hơn ( sẽ đề cập đến chương sau)

Vậy Thiền  là một phương tiện  rất hữu hiệu giúp ta luyện tâm ý, và là cách duy nhất để ta có thể tác dụng trên bộ não và huấn luyện nó, như một cơ bắp.

Ngoài ra, như chúng ta biết, năng lượng vũ trụ có khắp nơi, khi thiền định ta có thể thu nhập năng lượng đó, vì thế ta thấy các vị tu sĩ không cần ăn nhiều, ngủ nhiều mà vẫn khỏe mạnh sáng suốt,và còn có những khả năng siêu phàm như thần giao cách cảm,viễn chuyển, du hành thời gian..

Nhưng đối với chúng ta, điều quan trọng là Thiền giúp cho ta sống trọn vẹn với giây phút hiện tạitỉnh thức.

Chương II

THIỀN VÀ BỘ NÃO

Hiện nay công trình khám phá bộ não mới ở giai đoạn đầu nhưng ta đã thấy bộ não là một công cụ tinh vi và cực kỳ huyền diệu.

Chúng ta có từ 60 đến 100 tỷ tế bào thần kinh, mỗi tế bào thần kinh phân nhánh chằng chịt để nối nhau và liên hệ với nhau, các chuyên gia dự đoán  có khoảng 10 lũy thừa 14 liên kết tế bào thần kinh trong bộ não, sự liên kết này xảy ra nhờ dòng điện và các hóa chất trung gian,có nghĩa là bộ não chúng ta còn hơn máy vi tính nhiều ,vì máy vi tính chỉ đăt trên phương diện nhị nguyên thôi ( 0 hay 1). Chúng ta có thể ví bộ não như mạng lưới Internet :trong cùng một lúc cả trăm triệu máy vi tính liên kết với nhau một cách linh động. Những Website trên internet cũng có thể ví như những khả năng của bộ não, chúng ta cần xem Website đó để học hỏi cũng như thông qua Thiền, chúng ta huấn luyện để giúp bộ não phát huy một cách tối đa như chúng ta xử dụng những Website đó.Thiền có thể ví như một công cụ để phát triển bộ não chúng ta (chúng ta làm « Brain Training » !).Tất cả giới khoa học đều nói chúng ta chỉ dùng 10 %  khả năng của bộ não.

Từ năm 1989 nghiên cứu về bộ não trong khi Thiền được hướng dẫn qua sự cộng tác của Đức Đạt Lai Lạt Ma với các chuyên gia về thần kinh học, tâm lý học, sinh lý học, triết lý học v.v … từ bốn phương trời đến gập ngài. Một hội mang tên « Tâm linh và Đời Sống » ( Mind and Life Institute) đã được thành lập để trao đổi kiến thức, họ gặp nhau hai năm một lần và công bố các kết quả.

Lúc trước ta chỉ có điện não đồ để nghiên cứu bộ não,nhưng hai chục năm sau này có những dụng cụ tối tân ra đời như máy chụp hình cộng hưởng từ động ( fMRI) , PET scan, ta có thể nghiên cứu hoạt động của não từng giây phút,theo từng ý tưởng, xúc động,các công trình nghiên cứu trở nên dồi dào và được áp dụng cho mọi tầng lớp người để tìm hiểu hoạt động của bộ não ( người chưa bao giờ thiền, người thiền lâu năm, bệnh nhân về thần kinh, về tâm lý,v.v…)

Một khám phá lớn đã xảy ra cách đây hai mươi năm làm chấn động giới Y Khoa và Sinh Học khi họ nhận ra bộ não có  « khả năng mềm dẻo »  (neuroplasticity).Khả năng mềm dẻo của bộ não thực ra đã được khám phá năm 1960 bởi chuyên gia nghiên cứu tâm lý học Mark Rosenweig ( đại học Berkeley,California) năm 1960,nhưng không được ai chú ý đến,mãi đến năm 1990 các nhà khoa học mới chính thức công bố nhiều kết quả liên quan đến sự mềm dẻo của bộ não :nghĩa là ở lớp tuổi nào bộ não cũng có thể phát triển.

Cho đến năm 1970, theo quan niệm Y khoa thì bộ não ở người trưởng thành là cố định và không bao giờ thay đổi, nhưng bây giờ các nhà khoa học đã chứng minh bộ não có thể thay đổi cấu trúc (các tế bào có thể sinh sản thêm, và nhất là những mối liên kết giữa các tế bào tăng trưởng nếu ta huấn luyện bộ não). Ví dụ ở các thiền sư họ đã thấy phần vỏ não trước trán bên trái dày hơn vì là vùng của  ý tưởng từ bi và ý nghĩ tích cực,vỏ não trước trán cho ta có nhận thức bén nhạy và ý thức chủ động đời sống hơn .Trong phiên họp với các vị tu sĩ Tây tạng , các khoa học gia rất ngạc nhiên là các vị tu sĩ bị ở tù ,bị tra tấn mà không hề có Hội Chứng Sau Sang Chấn ( Post-traumatic Stress Disorder PTSD ) là những triệu chứng ta thường có khi trải qua những sự kiện rùng rợn như chiến tranh, chạy loạn v.v…).Có một nghiên cứu ở bên Đức cho thấy trên các bệnh nhân về tâm lý,sau một thời gian thiền ,thì lớp vỏ não trước trán trái dày lên,điều đặc biệt quan trọng khác là việc này xảy ra ở bất cứ tuổi nào,  nghĩa là ở tuổi già não vẫn có thể phát triển.

Trong đời sông thường ngày bộ não luôn hoạt động và làm việc ngoài ý thức của chúng ta. Những ý nghĩ, tình cảm xảy ra ngoài sự kiểm soát của ta, vì được tự khởi động trong bộ não.Nếu ta không ý thức được điều này thì sẽ bị ảnh hưởng : « ta tưởng là  ta nhưng không phải là ta ».Những tình cảm, ý nghĩ này đi đến từ vô thức, là sự hình thành của một quá trình phát triển của bộ não từ thời nguyên thủy ( nhà Phật gọi là Alaya thức) . Hoạt động của não có  tính cách phản xạ, cũng như máy vi tính tùy theo chương trình mà ta đã cài đặt trong đó.

Bộ não  làm chủ ta, nếu ta không biết làm chủ nó.

Vậy ta hãy tìm hiểu bộ não, cơ chế hoạt động của nó thì mới có thể kiểm soát được nó :

Bộ não với cơ thể ta liên hệ rất mật thiết với nhau : các giác quan từ mắt, tai, mũi, lưỡi,da … lúc nào cũng gởi thông tin lên bộ não , thông tin này được bộ não giải mã để đối phó với hoàn cảnh bên ngoài.Bộ não ứng phó bằng cách ra lệnh thông qua các  dây thần kinh và tiết ra các hóa chất để đi đến các cơ quan,các bộ phận và chân tay.Như vậy cơ thể có ảnh hưởng đến bộ não và ngược lại bộ não cũng có ảnh hưởng đến cơ thể.Luôn luôn có một cuộc đối thoại giữa bộ não và cơ thể của ta để duy trì thăng bằng của nội môi mà ta không cần phải kiểm soát ( ví dụ khi trời nóng, để điều hòa thân nhiệt bộ não sẽ thích ứng ra lệnh cho tuyến tiết ra mồ hôi để hạ nhiệt,và khi trời lạnh thì khép các lỗ chân lông giữ nhiệt).Đấy là hành động của bộ não về phương diện sinh lý,còn về phương diện tâm lý thì phản ứng của bộ não cũng tùy thuộc ở  những gì nó đã nhận trước đây và tích trữ trong bộ nhớ , từ môi trường, gia đình, giáo dục, tín ngưỡng v.v..

Hệ thần kinh liên kết bộ não với các bộ phận trong cơ thể là hệ Thần Kinh Thực Vật (HTKTV) :hệ này trực thuộc vào bộ não và không chịu sự kiểm soát của ý thức ta , ví dụ như tim đập, dạ dày tiêu hóa ,mạch máu co giãn v.v…( Hệ TKTV gồm hai hệ :hệ Giao Cảm và hệ Đối Giao Cảm có tác dụng đối nhau nhưng làm việc song song với nhau để có cân bằng trong cơ thể (như Âm và Dương). Trong trường hợp ta phải đối phó trước nguy cơ hoặc stress, Hệ Giao Cảm bị kích thích và tiết ra chất Adrenalin làm tim đập nhanh, huyết áp tăng,v.v…để ta chạy trốn hoặc chiến đấu trước nguy cơ.Khi nghỉ ngơi, hệ Đối Giao Cảm tiết ra chất Acetylcholin làm thư giãn ,và hoạt động mạnh khi ta ngủ để thu hồi năng lượng và cải thiện các tế bào.Khi cơ thể ta ở trạng thái cân bằng thì hai hệ này làm việc tương xứng với nhau, khi mất cân bằng ( ví dụ một xúc động mạnh) thì hệ Thần Kinh Giao Cảm hoạt động mạnh hơn, làm tăng huyết áp,tim đập nhanh,đổ mồ hôi ,bộ tiêu hóa ngưng trệ v.v….Những hiện tượng này ngoài phần kiểm soát của chúng ta.

Trong não, có hệ Viền (Limbic system) đón nhận thông tin đến từ Đồi Thị (Thalamus) là một trung tâm hội tụ tất cả những thông tin về đời sống tình cảm của chúng ta (yêu, ghét,khoái lạc,đau đớn..)và liên lạc trực tiếp với các bộ phận trong cơ thể. Hệ Viền (Limbic system) gồm có ba bộ phận chính là :Hải Mã  (Hippocampus) thuộc về Bộ Nhớ ghi nhận tất cả những sự học tập, huấn luyện, thể Hạnh Nhân (Amygdala) bộ phận để báo cho ta nguy cơ ,khi hoạt động quá thì ta có cảm giác sợ, và vùng Hạ Đồi (Hypothalamus) là một vùng bài tiết nhiều hóa chất để tác động trên cơ thể và điều khiển hệ Thần Kinh Thực Vật một cách trực tiếp ngoài ý muốn của ta.

Ngoài sự liên kết của các giây thần kinh mang lệnh từ bộ não đến các cơ quan,bộ não còn sản xuất rất nhiều hóa chất mà giờ nay chúng ta còn đang khám phá :bộ não là một tuyến vĩ đại  .Vùng Hạ Đồi (Hypothalamus)và tuyến Yên (Hypophysis) trong não bài tiết rất nhiều hóa chất mà ta chưa biết hết ,các hóa chất qua đường máu và đi đến các cơ quan.Hiện nay ta biết có Endorphines được tiết xuất khi ta đau đớn, ( Endorphines là tên để chỉ định vô số hóa chất tiết ra từ bộ não mà ta chưa trích ra được hết) , Dopamine đươc tiết xuất khi ta có cảm giác hài lòng, Serotonine mà thiếu thì ta bị trầm cảm,v.v…

Điều đáng chú ý là cơ thể ta phản ứng theo xúc cảm trước khi ta nhận thức ( khác nhau vài giây nhưng cũng quan trọng), vì trước bất cứ một thông tin nào, hệ Viền (vùng xúc cảm) được kích thích trước và tác động đến bộ phận cơ thể nhanh hơn,còn vùng nhận thức ở Vỏ Não Trước Trán được kích thích sau vì thông tin phải mất thì giời lên đến vỏ não là vùng để suy nghĩ,quyết đoán, vì vậy đôi khi phản ứng của ta hoàn toàn lệ thuộc vào vùng xúc cảm ( hệ Limbic) trước khi có nhận thức ( ví dụ hay nói đến trong giáo lý đức Phật là ta nhìn sợi giây thừng mà lầm tưởng là con rắn !).

Thiền cho chúng ta phát triển vùng Não Trước Trán để ức chế hệ Limbic, tức là ta kiểm soát và ý thức hành động chứ không hành động theo phản xạ, nếu không thì sự hiểu biết của ta ngay lúc đó chỉ có hệ Limbic dẫn đi thì ta « hiểu » theo trạng thái cảm xúc mà không biết nhận định chính xác.

Khi thiền,vùng Não Trước Trán  phát triển sẽ cho ta nhận thức bén nhậy, và hệ Limbic giảm hoạt động : nhất là thể Hanh Nhân (Amygdala) thường dễ bị kích thích và cho ta cảm giác sợ vô cớ ( thể Hạnh Nhân hoạt động từ thời nguyên thủy khi loài người còn phải chiến đấu để sinh tồn , phải đi săn bắn các thú dữ, thể Hạnh Nhân hoạt động để báo cho ta biết nguy cơ).Hằng ngày, ta phải thường xuyên đối phó với hoàn cảnh nên hệ Thần Kinh Giao Cảm hoạt động nhiều, khi chúng ta thiền  thì hệ này sẽ nghỉ ngơi và hệ Đối Giao Cảm ( là hệ của sự thư giãn) sẽ làm việc mạnh hơn.

Chính Vỏ Não Trước Trán, là não xuất hiện sau này trong quá trình tiến hóa của con người (các động vật không có,trừ cá voi và cá heo-dolphin), cho ta sư nhận thức, suy nghĩ và quyết định trong ý thức.Nhờ Não Trước Trán, ta có thể suy nghĩ cân nhắc và sống hòa bình với nhau mà không bị tuyệt chủng. Não Trước Trán có khả năng khởi động bộ Nhớ (hiện nay ta biết bộ Nhớ  không có nằm trong một phạm vi nhất định nào của bộ óc, mà rải rác khắp mọi nơi trong khối óc), để có thể thâu lượm thông tin một cách tối đa trước khi ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh .

Như vậy các bạn thấy chung ta cần phát triển Vỏ Não Trước Trán thì mới thực sự là người có ý thức. Các công trình khảo cứu trong lãnh vực Y Khoa và sinh lý học cho thấy vỏ não này dày lên khi ta ngồi thiền lâu ngày.

Thiền làm cân bằng hai bán cầu của não

Não có hai bán cầu : phải và trái, như Âm với Dương, hoạt đông hai bán cầu đối  nhau nhưng bổ túc cho nhau.

Bán cầu Trái thuộc về ngôn ngữ, cách lý luận (logic),khả năng phân tích ,xếp loại.  Bán cầu Phải thuộc về trực giác, cảm nhận một cách tổng quát, không phân biệt, thuộc về thơ, nhạc, họa…

Thường ngày khi sống trong xã hội và tiếp xúc với hoàn cảnh, chúng ta  hay dùng bán cầu trái và ít khi  dùng đến bán cầu phải. Văn minh khoa học ở Âu Châu qua mấy thế kỷ đều dùng khả năng lý luận của bán cầu trái và không tin vào  trực giác ( của bán cầu phải), vì cho là không có giá trị khoa học.Từ thuở thơ ấu chúng ta được rèn luyện để thích nghi với cuộc sống : gia đình, trường học , xã hội đều bắt chúng ta dùng bán cầu trái nhiều .Nếu chỉ có một bán cầu làm việc thì ta sẽ mất cân bằng.Vì khả năng phân biệt của não bộ trái mà ta học phân chia« của anh, của tôi », và bản ngã phát sinh ra từ đó. Như chúng ta biết đứa trẻ sơ sinh, cho đến khoảng tám tháng không biết phân biệt « tôi và anh », mà chỉ phản ứng là Một với ngoại cảnh (lúc đó chỉ có bộ não phải làm việc),sau đó với sự luyện tập  mới hiểu « có anh ,có tôi »…Rồi với thời gian đứa trẻ học tập để thích nghi với hoàn  cảnh xã hội nên phải phát triển bộ não trái nhiều hơn.

Ta dùng bán cầu phải khi ta thư giãn, buông xả, làm thơ , chơi đàn v.v.. trực giác của ta hoạt động lúc đó.Chắc các bạn cũng đã có lần trải nghiệm điều này : khi ta nghĩ mãi đến một vấn đề để tìm giải pháp mà không được ( đó là lúc bán cầu trái làm việc tối đa),ta gác lại một bên và làm một công việc khác để thư giãn, hoặc sau một giấc ngủ ngon thì giải pháp xuất hiện cho ta.Đó là vì trong khi ta ghỉ ngơi, bộ não vẫn tiếp tục làm việc cho ta , nhưng một cách cân bằng hơn vì có sự tham gia của bán cầu phải.

Khi Thiền ta làm cho hai bán cầu hoạt động cân bằng.

Câu chuyện của nữ bác sĩ thần kinh học Jill Bolte Taylor

Một buổi sáng ngủ dậy , ở độ tuổi 37 ,cô Jill Taylor bị xuất huyết não ở  phần ngôn ngữ của bán cầu Trái, làm cô ta không cử động cánh tay Phải và cũng không hiểu được ngôn ngữ và không nói được ; nhưng bộ não Phải của cô hoạt động bịnh thường nên cô tường thuật nhiều hiện tượng mà ta có thể gập trong Thiền Định : một cảm giác vô cùng êm ái, an bình ,yên vui ,cô hoà mình trong vũ trụ và cảm nhận tình thương chan hòa, cô không còn muốn bon chen trong xã hội, và thấy những gì cô chạy theo trong quá khứ là phi lý !Cô được mang đi cấp cứu và sau 8 năm đã hồi phục nên cô chia sẻ kinh nghiệm này với chúng ta. Ngoài ra cô có những lời khuyên rất chính đáng cho những người bị TBMMN để hồi phục như là phải kiên trì tập luyện và ngủ nhiều để tìm lại năng lượng. Bệnh này có rất nhiều ở trên thế giới vì đời sống căng thẳng và chế đô ăn uống không hợp lý.

Cô Jill Taylor khi hồi phục đã trở thành một con người khác vì cô đã biết được niềm an vui vô tận khi não trái không hoạt động (vì bán cầu trái khi hoạt động tạo ra sự tranh giành và phê phán).Hiện nay cô đi khắp mọi nơi để kể lại kinh nghiệm của mình  vì cô là một nhà khoa học đại tài nên được rất nhiều người tin tưởng.

Gần đây giới khoa học còn khám phá khi hai bán cầu làm việc cùng một lúc một cách tối đa, thì có những hiện tương thuộc về  cận tâm lý học (parapsychology) xảy ra.Có thể vì vậy mà các thiền sư khi thiền lâu ngày có cái nhìn thông suốt mọi sự việc, quá khứ,tương lai, thần giao cách cảm v.v..( xin đề cập ở phần tâm linh)

Thiền và các tần sóng trên điện não đồ

Điện não đồ không còn gì xa lạ đối với giới y khoa nữa, xét nghiệm này hay dùng cho bệnh động kinh và một số bệnh khác, bình thường ta ghi nhận được các tần sóng sau đây :

-Tần sóng Bêta (14 -30Hz) là tần số hoạt động của bộ não trong công việc thường ngày,khi ta suy tư, lo nghĩ. Tần sóng này phát xuất từ bộ não trái

-Tần sóng Alpha (8-13Hz )là tần sóng của thư giãn, khi gần vào giấc ngủ, hay mới ngủ dậy. Tần sóng này ở bộ não phải.

-Tần sóng Theta ( 4-7Hz ):đạt được khi Thiền, hay thư giãn thật sâu ,khi đó bộ nhớ hoạt động, sóng này thuộc về tiềm thức,cũng với tần sóng này ta có cảm giác hòa mình với vũ trụ.

-Tần sóng Delta ( 0,5-4Hz ):giấc ngủ thật sâu, hay tần số của trẻ con.

-Tần sóng Gamma ( 30- 40Hz ):hiếm có ở người bình thường,tần sóng này hiện diện ở các vị thiền sư khi tập trung tối đa,sóng này phát huy khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Các thiền sư của ngài Đạt Lai Lạt Ma khi thiền đều có hai tần sóng quý giá : đó là Theta và Gamma : tần sóng Theta là trạng thái vắng lặng,hòa mình trong vũ trụ,nhưng đồng thời cũng vẫn tỉnh thức vì có tần sóng Gamma,vì vậy các quyết định đều sáng suốt và thích nghi hơn người bình thường.

Ta đã thấy bộ não liên hệ mật thiết đến lối suy nghĩ của chúng ta, nhưng ngược lại ta cũng có thể sửa đổi bộ não như ta huấn luyện cơ bắp lúc tập thể dục. Điều này đã được thực hiện để chữa một số bênh của não và của cơ thể nói chung dựa trên máy Neurofeeback( sẽ được bàn đến chương chữa bệnh)

Như vậy các nhà khoa học đã công nhận Thiền có thể thay đổi hoạt động của bộ não, Thiền lâu ngày sẽ cho chúng ta  bớt sợ và lo âu, vì họ thấy thể Hạnh nhân ( liên quan đến cảm giác sợ vô cớ)  nhỏ đi.Thiền có thể thay đổi cấu trúc và hoạt động của bộ não một cách tích cực ( vì vùng Vỏ Não Trán Trước dày thêm)

Một nguồn tin mới nhất cho biết  bộ não có khả năng sửa chữa các gene và thay đổi chương trình cấu tạo các tế bào :một ngành y mới ra đời gọi là Y Học Ngoại Sinh ( Epigenetics) để nghiên cứu ảnh hưởng của não trong sự hoạt động của DNA. Các bệnh hiểm nghèo, khó hiểu cho giới Y Khoa từ trước đến nay có triển vọng sẽ đươc lý giải và điều trị.

Như vậy có phải bộ não là hình thức vật thể của Tâm, và Tâm là hình thức phi vật thể của não chăng ?Xin trả lời sau đây :

Hai trường phái

Hiện nay có hai quan niệm khác nhau về Tâm và bộ não.Phái Duy vật  (như các nhà sinh lý học)thì cho là tất cả đều ở bộ não mà ra, ngay cả ý tưởng cao siêu, lòng bác ái v.v.Tâm chỉ là sự tổng hợp của tất cả mọi hoạt động của não,còn phái Duy tâm như ngài Đạt Lai Lạt Ma ( trong một phiên họp với các nhà khoa học) thì tin rằng Tâm không hoàn toàn tùy thuộc ở bộ não, hoạt động của bộ não chỉ biểu hiện tâm ý,còn nhiều khía cạnh của Tâm chưa được chứng minh, Ngài  đề nghị các nhà khoa học tìm hiểu thêm . Lấy một ví dụ điển hình là ở một số người lúc cận tử (Near Death ExperienceNDE), điện não đồ không còn tần sóng  (nghĩa là bộ não không hoạt động nữa)nhưng khi « sống » lại họ có thể kể những gì đã xảy ra khi họ ở giai đoạn chết lâm sàng.Trên thực tế có rất nhiều trường hợp biến đổi của  thức –trạng thái biến thức (Altered states of consciousness ASC)-mà khoa học còn đang nghiên cứu.

Để kết luận,chúng ta hãy xem bộ não của chúng ta như một công cụ tinh xảo mà ta cần học cách xử dụng.Cho đến nay chúng ta chỉ để cho nó hoạt động tự nhiên theo ý nó.Nhờ những khám phá khoa học sau này,chúng ta được biết thông qua ý tưởng, cảm xúc của chúng ta, ta có thể tác dụng trên bộ não,và nhờ khả năng mềm dẻo của nó (Neuroplasticity) bộ não sẽ đáp ứng và thay đổi cấu trúc và hoạt động của nó.Nói một cách khác ta có thể cài đặt lại chương chình trong bộ não- như đối với một máy vi tính- theo ý muốn của ta .Trong khi ngồi thiền, ta luyện tập ý tưởng, ví dụ nếu ta muốn trở thành từ bi hơn thì ta hãy quán tưởng đến lòng từ bi và phần vỏ não trước trán trái sẽ dày hơn lên, ta trở nên từ bi thực sự !Ngoài ra lòng từ bi bao giờ cũng đi đôi với tinh thần lạc quan yêu đời ( đã chứng minh theo khoa học), nên ta được cả hai đức tính đó.

Hiện nay giới khoa học đang nghiên cứu cách chữa một số bệnh thông qua sự huấn luyện của bộ não ( xin trình bày sau đây).

 Chương III

THIỀN  ĐỂ CHỮA  BÊNH

Nếu tin tưởng rằng sức khỏe là vàng, thời gian mà bạn dành ra mỗi ngày cho Thiền sẽ biến bạn trở thành một người giàu có.

Vikas Malkani

Thế nào là bệnh ?

Bệnh tật có nghĩa là chúng ta đã đi sai con đường. Trong cuộc sống thường ngày,ngoài những biến cố như tai nạn, nhiễm độc, bệnh phần nhiều phát xuất từ những thói quen tật xấu của chúng ta vì ta không tôn trọng định  luật thiên nhiên đã có sẵn trong cơ thể của chúng ta. Tiếng Anh Dis-ease có nghiã là mất sự thoải mái và tiếng Pháp maladie là mal- à- dire, nghĩa là có những điều không nói ra được.Như vậy cơ thể ta thường nói chuyện với ta mà ta không biết nghe nó, hoặc là chính ta không nói ra được những gì chứa chất trong Tâm mà phát bênh.

Mọi sự việc xảy ra đều có nhiều nguyên nhân hội tụ nên mới thành, lấy ví dụ một bệnh nhiễm trùng, tất nhiên vi trùng là lý do trực tiếp gây nên bệnh nhưng hãy tự hỏi vì sao cơ thể ta lại bị con vi trùng đó xâm nhập? Có phải là lúc đó do ta mệt mỏi, suy nhược, lối sống căng thẳng chăng?

Nói chung, đây là các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe :

Yếu tố di truyền: chúng ta sinh ra không có bình đẳng trên lãnh vực sức khỏe, mình nên biết yếu điểm của mình( yếu dạ dày, yếu phổi v.v…) để tôn trọng cơ thể mình và sống điều độ hơn.

Lối sống: tất cả những lối sống thái quá đều không tốt cho sức khỏe (trong sự ăn uống, đi tìm khoái lạc, hay…hành xác)

Đời sống tình cảm: những ý nghĩ tiêu cực, những xúc động mãnh liệt (dù là vui sướng) cũng đều hao tổn đến sức khỏe. Ta đã thấy bộ não phản ứng ra sao (đã trình bày ở phần trên) trước những xúc động mạnh, ngược lại một đời sống phong phú có tình cảm gia đình, bạn bè, có ý nghĩa, đều là một mãnh lực giúp ta tranh đấu khi có bệnh.

Đời sống tâm linh: Sự tin tưởng mãnh liệt ở một đấng thiêng liêng tối cao có thể giúp ta trải qua những thử thách ở đời, những bênh nhân có niềm tin thật sự đều có kết quả khả quan trong sự phục hồi sức khỏe. Ngày nay với những khám phá khoa học, một số trí thức không tin ở một Đấng tối cao nhưng tin ở định luật vũ trụ thiêng liêng. Một đời sống phong phú về tâm linh là một yếu tố rất tốt cho sức khỏe.

Các vị thánh hiền đều nói: tất cả đều do Tâm mà ra. Áp dụng trên thực tế Thân với Tâm là một, sức khỏe là sự hài hòa, đồng điệu của Thân và Tâm. Nếu mất sự hài hòa đó thì bệnh sẽ xuất hiện.

Trên thế giới, tỷ lệ của các bệnh do tâm lý gây ra chiếm từ 60% đến 80%. Ở các nước Âu Tây  lý do của tử vong là các bệnh thuộc về lối sống xã hội, liên quan đến nhịp sống quá nhanh và chế độ dinh dưỡng, như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường…  Đời sống thường ngày có những căng thẳng tâm lý (stress) nho nhỏ chồng chất lên nhau mà ta phải gánh chiụ vì không tìm ra lối thoát (ở công sở hay đời sống gia đình mà ta phải chịu một sự gắn bó), lâu ngày sẽ phát bênh.

Tâm lý tác dụng trên cơ thể bằng cách nào ?

Như đã trình bày ở phần trước, bộ não có liên quan mật thiết với cơ thể qua hệ thần kinh, moi sự kiện xảy ra trong cơ thể đều tác động đến bộ não và ngược lại bộ não cũng có tác động trên các bộ phận của cơ thể.

Trong cuộc sống thường ngày, nhận thức của ta qua các giác quan tùy thuộc vào tâm trạng của ta, nên cái « nhìn » của ta bị « tô màu » qua ống kính riêng của mỗi chúng ta,ý nghĩ của ta bị ảnh hưởng của cảm xúc, và sau đó ta có những phản ứng yêu thích, ghét bỏ, chạy theo, xua đuổi  v.v… Nếu ta không cảnh giác thì ta sẽ có những nhận xét thiên lệch.

Nhưng thực ra động lực thúc đẩy cho ta sống và hành động lại là những cảm xúc, chỉ khi nào cảm xúc đó mạnh quá hay không thích nghi với hoàn cảnh thì mới gây nên hậu quả tai hại. Ví dụ thương yêu giúp chúng ta sống hài hòa trong xã hội và tạo lập gia đình để duy trì nòi giống (nếu thái quá sẽ thành mù quáng), tức giận đối với bất công xã hội nếu ta biết chuyển hóa sẽ là một động lực để ta phấn đấu,phát huy tiềm năng và làm việc ích lợi cho xã hội,sợ hãi có thể cần thiết để ta đề phòng nguy hiểm. Những cảm xúc này có sẵn trong ta từ thời nguyên thủy để giúp ta bảo tồn nòi giống, từ bao nhiêu triệu năm khi con người còn ở trong hang động, phải tranh giành với thú dữ, mưu cầu kế sinh nhai, nên bộ não vẫn còn giữ phản xạ đó. Ngày nay ta có thể dùng những cảm xúc đó và chuyển hóa thành động lực để thích nghi với hoàn cảnh sống. Muốn được vậy ta phải ý thức những cảm xúc xảy ra trong Tâm ta để điều khiển nó. Thiền sẽ cho ta sự nhận biết đó.

Như ta đã biết khi có một cảm xúc mạnh,bộ não sẽ phản ứng qua hệ thống Thần Kinh Thực Vật đến các cơ quan (mà không có sự kiểm soát của ta),và tiết ra các hóa chất .Ngày nay ta đã biết vài hóa chất có liên quan đến bệnh, như chất Dopamine nếu thiếu sẽ gây ra bệnh Parkinson,còn nếu dư quá thì gây ra bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia), chất Sérotonine nếu thiếu sẽ gây ra trầm cảm v.v…Tây Y có chế tạo các chất tương tự nhưng chỉ chữa tạm thời vì sau một thời gian thì nhiều phản ứng phụ xuất hiện và bệnh nhân lại đau trở lại.Thuốc chỉ dập tắt triệu chứng ,nhưng nguyên nhân xâu xa vẫn còn.Như đã nói ở phần trên, Thiền làm nghỉ ngơi hệ Viền ( Limbic),trung tâm của cảm xúc và nhất là thể Hạnh Nhân ( Amygdala) là trung tâm của lo sợ.Ngược lại Thiền sẽ làm Vỏ Não Trước Trán (trung tâm của suy nghĩ, nhận định) dầy hơn.

Thiền sẽ giúp cho ta điều hòa cảm xúc, bộ não sẽ được nghỉ ngơi và các chức năng sinh lý trong cơ thể được cải thiện.Nói một cách khác Thiền giúp cho ta tìm lại khả năng chữa trị tự nhiên( nội lực tự sinh) mà mỗi chúng ta đều có.

Theo Đông Y nền tảng sức khỏe dựa trên Khí, nếu Khí di chuyển đều, không nhanh,không chậm,không nghẽn, trong sự cân bằng Âm Dương thì ta không có bệnh.Sách Tố Vấn chương 38 có nói sự chuyển động của Khí dưới ảnh hưởng của cảm xúc :

-Tức giận đưa Khí đi lên (máu dồn bốc lên mặt và ra ngoài cơ bắp để chúng ta sửa soạn « chiến đấu », đây là một phản xạ có từ thời nguyên thủy để chúng ta tự bảo vệ trước loài thú dữ)

-Vui vẻ làm Khí đi chậm lại (chúng ta cảm thấy thư giãn và thoải mái)

-Buồn bã phân tán Khí đi (chúng ta mất khí và mệt mỏi,buồn thuộc về Phế nên lâu ngày mất khí sẽ lao lực và phát bênh… lao ! )

-Sợ hãi làm Khí đi xuống (mặt nhợt nhạt,có trương hợp sơ hãi quá có thể …tiểu ra quần !)

-Lo lắng làm khí đình trệ (Khí không di chuyển sẽ ngưng lại và gây ra đau nhức, hay những hiện tương u uất có hậu quả rất tai hại như nghẽn mạch máu làm đột quỵ, hoặc lâu ngày khí tụ lại có khối u.)

Khí chuyển động không cân bằng là bước đầu cho một căn bệnh phát sinh ra, ta phải ngăn chận kịp thời bằng cách đi châm cứu, tập Thái Cực Quyền,Dưỡng sinh, Khí Công Tâm Pháp v.v …là một hình thức Thiền Động.

Trong Đông y, chúng ta biết cảm xúc nào liên quan đến bộ phận nào nên hướng chữa trị có thêm thông tin quý giá (ví dụ tức giận hại Can, buồn hại Phế,lo lắng hại Tỳ v.v..).

Y khoa Thân- Tâm( Mind-Body Medicine)

Từ hai thập niên sau này, Tây Y  đã hiểu sự liên kết mật thiết giữa biến động tình cảm và những hiện tượng xảy ra trong cơ thể.Nhờ các máy điện tối tân như máy cộng hưởng từ fMRI,PET scan…ta thấy bộ não và các bộ phận trong cơ thể hoạt động như  một tổng thể duy nhất, và hòa nhịp với nhau từng giây phút :Bộ não và cơ thể là Một,quan niệm này đã giúp cho một ngànhY Khoa mới ra đời : Y Khoa ThânTâm .

Những thống kê trên thế giới cho thấy những người hay bị stress đều bị nhiều bệnh tật và sống không lâu băng những người không bị stress.Ngày nay giới Y Khoa chú trọng đến các bệnh thuộc về Stress,nhưng stress là gì ?Khái niệm stress lần đầu tiên được đề cập bởi giáo sư Hans Selye năm 1930 để mô tả những phản ứng sinh lý của cơ thể khi phải thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh hay môi trường :những hiện tượng xảy ra do sự kích động của hệ Thần Kinh Giao Cảm ( tim đập nhanh,tăng huyết áp, cơ căng,hơi thở nhanh..).Vậy những yếu tố gây ra stress rất nhiều : biến cố buồn như tai nạn,tang tóc nhưng ngay cả biến cố vui như cưới hỏi, sinh nở,v.v…cũng là yếu tố gây nên stress.Có những stress nhỏ không kém phần quan trọng như áp lực đời sống thường ngày,ăn uống di chuyển trong một đô thị, tiếng ồn, không khí ô nhiễm v.v…Giáo sư Herbert Benson của đại học Havard đã nghiên cứu các phản ứng sinh lý cơ thể trong khi thiền thì nhận thấy các chức năng đều ngược lại tình trạng stress : huyết áp thấp xuống,cơ bắp dãn ra,tim đập chậm lại,tiêu thụ oxy cũng ít hơn v.v… hệ Thần Kinh Đối Giao Cảm làm việc để ức chế hệ TKGiao Cảm. Ông là một trong mấy người đầu tiên sáng lập Y Khoa Thân-Tâm.

Những căng thẳng tâm lý ( stress) sẽ gây những bệnh sau đây :

-Hệ tiêu hóa : rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu,đầy hơi,táo bón hay tiêu chảy, sưng ruột mãn tính…

-Bệnh xương khớp :đau nhức,yếu đuối ,mệt mỏi..

-Bệnh ngoài da :dị ứng, chàm,psoriasis..

-Bệnh tim mạch :cao huyết áp,đau tim, tai biến mạch máu não,nhức đầu kinh niên…

-Bệnh về cơ quan sinh dục và chuyển hóa :vô sinh,rối loạn cương, rối loạn hoạt động của tuyến Giáp (Thyroid),của tuyến Tụy gây nên bệnh tiểu đường v.v…

Khi Thiền các vùng trong não liên quan đến lo âu sợ sệt được nghỉ ngơi, nên lúc có biến cố thì ta bình tĩnh hơn và xử lý thích hợp.Thiền giúp cho ta có một thăng bằng về tình cảm,khi trong tâm lắng dịu, tất cả các bộ phận trong cơ thể hoạt động điều độ, bộ não là nhạc trưởng điều hành dàn nhạc giao hưởng cho bản hòa tấu được hoàn hảo. Nói tóm lại,chính những  lo âu, suy tư của chúng ta  trong cuộc sống làm ngưng trệ và rối loạn hoat động của các cơ quan.

Thông qua Thiền,ta sẽ có một thái độ buông xả,tin tưởng, điều này sẽ giúp cho các chức năng điều hòa lại, và khả năng lành bệnh mau hơn.

Thiền có thể chữa cai nghiện

Trong các năm sau này các nhà khoa học nhận thấy khi Thiền có  sự bài tiết chất Endorphines trong cơ thể. Chất Endorphines, khi được xuất tiết bởi bộ não, có tác dụng sau đây :

-Trạng thái hưng phấn

-Giảm đau nhức

-Giảm sợ hãi

Vậy Endorphines có thể thay thế các chất nghiện như  cocaine,heroine,morphine vì trên hệ thần kinh các chất đó cùng chia nhau những thụ thể (receptors).

Nghiện thuốc lá, hay rượu, hay ma túy chỉ là một hình thức đi tìm khoái lạc và thư giãn trước một hoàn cảnh khó khăn, bế tắc nào đó trong cuộc sống mà đương sư không tìm ra lối thoát và cảm thấy hụt hững v.v… Thiền có thể giúp cho người nghiện có nghị lực để phấn đấu, vì khi họ cảm thấy thư giãn, tự tin hơn thì đó là bước đầu trong sự điều trị.

Thiền có tác dụng  tăng sức đề kháng

Thiền có khả năng chống các vi khuẩn .Hiện nay công trình khảo cứu đã khám phá có rất nhiều Thụ Thể (receptor) của não liên kết với các Thụ Thể của các tế bào thuộc hệ miễn nhiễm.Khi thiền ,kháng thể IgA tăng trưởng để vô hiệu hóa các vi khuẩn ở lớp màng nhầy( mucus membrane), nồng độ Cortisol giảm xuống ( ta biết cortisol được bài tiết khi có stress nên  rất nhiều tai hại trong cơ thể, nếu  tiết xuất cortisol lâu ngày ,hệ miễn nhiễm sẽ bị ức chế),ngoài ra khi thiền các tế bào NK ( Natural Killer ) hoạt động mạnh mẽ.Các tế bào NK đóng vai trò vô cùng qua trọng trong sự chữa trị ung thư , chính các tế bào này phá hủy các tế bào ung thư.

Ngày nay các giới khoa học đều công nhận hệ miễn dịch liên quan mật thiết đến  cảm xúc qua trung gian phản ứng của bộ não :một bộ môn mới là khoa Miễn Dịch-Tâm-Thần Kinh ( psycho-neuro-immunology) ra đời để nghiên cứu sư liên kết này .Một số bệnh thuộc hệ miễn nhiễm mà Y Khoa giờ này chưa giải quyết được (như bệnh tự miễn) có thể được tìm hiểu qua bộ môn này.Ngoài ra khám phá mới lạ cũng cho thấy các tế bào của hệ miễn dịch ( monocytes) đều có các thụ thể giống như trong bộ não, để cho thông tin đi khắp mọi nơi, hay nói một cách khác bộ não có sự hiện diện khắp nơi trong cơ thể của ta, nghĩa là khi ta buồn thì tất cả các tế bào của ta cũng buồn theo. Đây là trí thông minh của cơ thể mà ta đã chứng minh được.Tâm lý, hệ thần kinh,hề miễn dịch không còn phân chia nhau nữa mà là một tổng thể hoạt động cùng một lượt với nhau :ngày nay giới khoa học đã công nhận là tất cả những gì xẩy ra trong tâm trí ta đều để lại dấu vết trên cơ thể.Tất cả các bộ phận trong cơ thể đều có thụ thể để đón nhận những hóa chất tiết ra từ bộ não, nghĩa là bộ não và các cơ quan luôn luôn « nói chuyện » với nhau, trong Đông y các bộ phận đều có một «thần thức ».  (Hồn thuộc về Can, Phách thuộc Phế, Chí thuộc Thận ,Ý thuộc về Tỳ v.v…).

Ngày nay khoa Thân –tâm đã ra đời và công nhận Thân và Tâm chỉ là Một.( có những khám phá quan trọng như chất insuline thường được bài tiết bởi tụy tạng cũng được bài tiết bởi bộ não, ngược lại những hóa chất của bộ não như Transferon hay CCK cũng được bao tử tiết ra).Điều đặc biệt là sinh lý học cho ta biết giữa bộ não và trái tim chung nhau rất nhiều hóa chất  và thụ thể , và nhất là cùng một ADN, có nghĩa là tim và bộ não hoạt động như nhau ! ( « Tâm tàng Thần », Đông Y ta đã nói từ mấy ngàn năm nay).

Phương pháp neurofeeback ( Feedback :hồi tác)

Từ khi biết não có ảnh hưởng đến các hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, các nhà khoa học đã phát minh ra một máy gọi là neurofeeback, máy này gắn vào người cho chúng ta biết nhịp tim, huyết áp,hơi thở, nhiệt độ cơ thể v.v..mỗi lần ta có một ý tưởng hay xúc cảm gì, máy báo hiệu cho ta thấy phản ứng các chức năng sinh lý của ta ngay tức thì, điều này giúp chúng ta thấy rõ phản ứng cơ thể dưới tác động của cảm xúc và dần dần ta tự điều chỉnh bằng cách thay đổi tình cảm và lối suy tư.

Phương pháp này chữa bệnh rất hay, vì giúp cho bênh nhân biết cảm nghĩ của mình có tác động trên cơ thể như thế nào, và ngay tại chỗ điều chỉnh lại ý nghĩ tình cảm để điều hòa hoạt động cơ thể .Đây là một sự luyện tập Ý/Thân rất hay và đang được phát triển bên Âu Tây. Chánh niệm trong khi thiền và trong đời sống thường ngày có thể coi như là một hình thức của Neurofeedback.

Neurofeeback thường được áp dụng cho người bệnh tim mạch, huyết áp cao, hay những người bị bệnh mất ngủ, nhưng cũng có thể dùng cho những bệnh khó chữa có liên quan trực tiếp đến bộ não như bệnh động kinh (épilepsy) : các trẻ em nhờ máy báo hiệu trước cơn động kinh nên điều chỉnh được tần sóng của bộ não để ngăn chận không cho cơn động kinh xảy đến.

Nhờ « sự mềm dẻo » của bộ não (neuroplasticity)mà ta có thể tác động trên não bằng ý tưởng của ta, điều này trong giới khoa học ai cũng đều công nhận và trong những năm tới đây sẽ còn nhiều khám phá nữa.

Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn

Tại Mỹ, Đại học Masachussetts có một công trình nghiên cứu rất đáng kể do ông Jon Kabat-Zinn hướng dẫn từ 3 thập kỷ nay. Ông lập ra một phương pháp thiền để giảm stress cho bệnh nhân gọi là MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction). Cho đến nay, cả ngàn người đã tham dự trong tám tuần lễ và thiền Tỉnh thức (mindfulness) mỗi ngày một giờ. Kết quả cho thấy stress giảm nhiều và các bệnh như trầm cảm, lo âu, cũng giảm đi, đồng thời lòng vị tha, và đời sống tâm linh được phát triển.Ngày nay ông Kabat Zinn được mời đi khắp thế giới để phổ biến phương pháp của ông,hiện nay ở Âu Châu rất thịnh hành và trên thế giới có tất cả 250 trung tâm.Sự khéo léo của ông Kabat Zin là nói đến thiền nhưng không đề cập đến tôn giáo để cho mọi người theo bất kỳ tôn giáo nào cũng áp dụng được, thực ra trong thâm tâm ông là người rất am hiểu đạo Phật,sách của ông đượm mầu sắc giáo lý nhà Phật.

Thiền phát triển khả năng trí tuệ

Những khảo cứu của Đại Học Emory (Atlanta) cho thấy Thiền giúp cho Vỏ Não  Trước Trán (vùng của suy nghĩ ,nhận định) có độ dày mà không bị thoái hóa với thời gian, như vậy chúng ta khi về già lại cần Thiền để bộ não giữ được chức năng bình thường.

Một chương trình khác tên là Shamata Project của nhà khoa học Alan Wallace ở viện nghiên cứu Tâm Linh Santa Barbara cũng cho thấy sau một chương trình Thiền trong vòng ba tháng, khả năng tập trung, sự thoải mái tâm hồn, cũng như lòng thông cảm với người khác được gia tăng.

Thiền hỗ trợ chữa trị bệnh nhân bị ung thư

Các bênh nhân bị ung thư thường bị mệt mỏi vì hóa trị, rối loạn đường tiêu hóa, mất ngủ và có khi trầm cảm nữa. Hiện nay Thiền Tỉnh Thức  (Mindfullness) rất được thịnh hành để dùng cho bệnh nhân bị ung thư. Tại Canada, Giáo Sư Linda Carlson của trung tâm ung bứơu thuộc đại học Y khoa Calgary đã áp dụng thiền cho các bệnh nhân bị ung thư vú và tuyến tiền liệt, sau 8 tuần lễ  các bênh nhân này khỏe ra, ngủ đươc hơn và hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn : các tế bào trách nhiệm về sự tiêu hủy các tế bào ung thư như bạch huyết cầu , các tế bào NK (Natural Killer) đều gia tăng.Tại Pháp cũng đã bắt đầu có khoa Thiền được mở tại các bênh viên ung bướu , các bệnh nhân đều nhận thấy sự tập trung trên những cảm giác hiện tại trong cơ thể làm giảm lo âu và stress. Hội chống ung thư (Ligue Contre le Cancer) tại Pháp năm 2011đã mở lớp miễn phí dậy Thiền trong tám tuần lễ, mỗi năm vào mùa xuân và mùa thu.

Bác Sĩ Carl Simonton

Trong giới Y học nhất là khoa ung bứơu, BS Carl Simonton rất được các đồng nghiệp kính nể. Bắt đầu từ năm 1970, ông đã nhận thấy ở các bệnh nhân có cùng một căn bệnh giống nhau,cùng một phương pháp chữa trị nhưng kết quả lại không giống nhau : có những bệnh nhân khỏi bênh ,có những bênh nhân không khỏi, từ đó ông kết luận  tâm linh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh.Ông nhận thấy các bệnh nhân có tư duy lạc quan , có tin tưởng ở chính mình, biết chủ động cảm xúc của mình thì rất có triển vọng khỏi bệnh.Ông áp dụng thiền cho bệnh nhân của ông. Trong lúc thiền các bệnh nhân phải quán tưởng các tế bào của hệ miễn dịch (như các Bạch Huyết Cầu, tế bào NK Natural Killer…) là một quân đội hùng mạnh đi đến  phá hủy tế các bào ung thư, kết quả cho thấy khối u nhỏ đi và bệnh nhân sống lâu hơn.Sau một thời gian thiền , bệnh nhân thay đổi tư duy,lạc quan,không bị trầm cảm nên sự chữa trị đạt được kết quả tốt.Ông mất năm 2009  và để lại quan niệm là tất cả các căn bênh  đều có thể được khuất phục bằng tâm linh.Được thành lập từ 30 năm nay,Trung tâm Carl Simonton ở Santa Barbara (California)  có một chương trình đặc biệt để chữa trị các bệnh nhân bị ung thư .

Hiện nay phương pháp chữa trị Carl Simonton đã được truyền bá taị các nước khác như Nhật bổn, Pháp, Đức,Ý,Hòa lan v.v..

Các cựu chiến binh« GI » Mỹ

Đa số các chiến binh Mỹ trong chiến tranh VN khi về nước đều bị triệu chứng gọi là Hội Chứng Sau Sang Chấn ( Postraumatic syndrome) :họ bị những cơn ác mộng và bị trầm cảm, những hình ảnh ghê rợn cứ hiện lên bất cứ lúc nào, nhất là khi ngủ và có người cảm thấy hối hận về những việc mình đã làm, ngoài ra những thương tích làm họ đau đớn vô cùng.Một số cựu chiến binh tìm đến Thầy Thích Nhất Hạnh và Thầy đã giúp cho họ giải thoát nỗi đau khổ bằng cách thiền và khuyên họ  làm điều lành để bù đắp lại những hành động trong quá khứ . Tại Mỹ cũng có chương trình thiền dành cho họ , và mục đích là làm cho họ đạt được tần sóng Alpha và Theta ( là tần sóng của thiền) trên điện não đồ :chương trình Peniston-Kulkosky đã đạt được kết quả tốt đẹp.

Viện Sức Khỏe Quốc Gia của Mỹ (NIH, National Institute of Health) đã tuyên bố công nhận Thiền giúp cho giảm đau, trị bệnh mất ngủ,cao huyết áp, giảm cholesterol ,nâng cao chất lượng đời sống, và chữa trị ngay cả vô sinh.

Ký giả Norman Cousins đã viết một cuốn sách sau khi hồi phục sức khỏe : bị một bệnh nan y vô phương cứu chữa,( thuộc về hệ miễn nhiễm) ông đã ngồi thiền và chú tâm vào những sư kiện vui trong cuộc đời và kết quả là ông khỏi bệnh.Ngoài ra rất nhiều người trong giới trí thức đã viết lại cuộc đời của họ được thay đổi tích cực thông qua thiền :một tâm lý gia nổi tiếng trên thế giới là Guy Corneau ( người Canada) đã viết nhiều sách về tâm linh ,mới đây( 2010) bị ung thư nhưng đã vượt qua,ông kể lại quá trình tranh đấu của ông trong đó thiền đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa trị bệnh ung thư của ông.

Bệnh mất ngủ

Như chúng ta đã biết, muốn có một ngày làm việc hiệu quả, một tinh thần sáng suốt và cảm xúc cân bằng thì ta phải cần nghỉ ngơi và ngủ cho đủ thời gian.Trong khi ngủ các tế bào hoạt động chậm lại, giảm các phản ứng oxy hoá, và các cơ quan có thể chỉnh sửa và tái cấu tạo các tế bào đã bị hủy diệt.

Khoa học cho thấy Thiền có tác dụng như một giấc ngủ ngon mà không cần nhiều thời gian.Phần nhiều chúng ta ngủ vì cơ thể mệt mỏi nhưng bộ não vẫn tiếp tục suy nghĩ, làm việc,vì thế ta có thể có những cơn ác mộng và khi thức giấc vẫn cảm thấy mệt mỏi và không vui. Lâu ngày tình trạng này sẽ biến thành mãn tính và ảnh hưởng đến tâm lý.Vậy bạn naò không có giấc ngủ ngon nên bắt đầu Thiền để có năng lượng làm công việc thường ngày, được thư giãn và có một giấc ngủ có chất lượng hơn.

Bệnh Trầm cảm

Trên thế giới, trong năm người thì có một người đã trải qua một thời gian trầm cảm, còn ở các nước Âu Châu bệnh trầm cảm đứng hàng thứ nhì sau tim mạch.

Bệnh trầm cảm có những triệu chứng sau đây : ý nghĩ tiêu cực, nhiều nuối tiếc và luôn hướng về quá khứ, không thiết sống với hiện tại, hành động bị chậm lại và thiếu ý chí, các ý nghĩ cứ luẩn quẩn trong đầu. Ngoài ra có những triệu chứng về cơ thể như mất ngủ, hay ngủ quá nhiều, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa và tim mạch.Với thời gian, cơ thể suy nhược không còn thích ứng với đời sống thường ngày nữa.

Bệnh nhân trầm cảm uống thuốc Tây y để tạm có sức lực sống cho qua ngày nhưng khả năng nhận thức ,tập trung và trí nhớ kém đi và người không có lúc nào tỉnh táo,chưa kể có nhiều phản ứng phụ của thuốc.Thiền giúp cho bệnh nhân tập trung lại và quán xét nỗi khổ đau mà không trốn tránh nó,không phán xét, không phân biệt. Đây là phương tiện hữu hiệu nhất để nhìn rõ sự thật, nhìn thẳng vào nỗi đau khổ thì ngược lại nỗi đau khổ sẽ dần dần vơi đi, vì ta sẽ thấy nỗi khổ khi đến khi đi .Nếu ta càng trốn tránh ta sẽ càng hao hụt năng lương và lại …trầm cảm hơn nữa, nói tóm lại ta càng khổ nếu ta không chấp nhận đau khổ.

Khi trầm cảm, ta hay hoài nghi và phê phán, ta có ý nghĩ tự ti đối với chính mình và cảm giác bất lực. Khi thiền ta sẽ bớt những tư tưởng tiêu cực, ta có thể làm chủ tình thế, tự tin hơn và thoát khỏi tình trạng ngục tù mà ta đã tự giam mình.Có khi bệnh trầm cảm là kết quả của sự xâu xé giữa lý trí và con tim, lâu ngày ta mệt mỏi vì không tìm ra lối thoát, Thiền sẽ cho ta nhận thức sáng suốt để dung hòa mâu thuẫn đó, và tìm được giải pháp ôn hòa.

Hiện nay ở Pháp, Thiền  rất được phát triển để ứng dụng trong sự chữa trị trầm cảm và do các Bác sĩ tâm lý học đề xướng. Nhất là kinh nghiệm cho thấy một người đã bị trầm cảm nếu chỉ có chữa trị bằng thuốc thì dù có khỏi ngay lúc đó vẫn có khả năng bị trở lại. Vì vậy các Bác sĩ Tâm lý khuyên bênh nhân phải tiếp tục thiền ngay sau khi lành bệnh .Hiện nay tại Pháp có BS Christophe André tại bệnh viện Sainte Anne nổi tiếng về thần kinh chuyên gia về thiền, còn nhà sư Matthieu Ricard là một nhà khoa học Pháp đã đi tu theo Đức Đạt Lai Lạt Ma từ năm ông 20 tuổi cũng phổ biến thiền trên khắp thế giới.

Các bệnh đau nhức

Những cảm giác đau nhức rất lệ thuộc đến cảm nhận của chúng ta, khi chúng ta căng thảng thì cảm giác đau nhức nhiều hơn, hoặc khi chúng ta thiếu bình tĩnh, trạng thái tâm lý rất quan trọng trong sự nhận thức cảm giác. Những người có ý nghĩ tiêu cực bao giờ cũng « phóng đại » cảm giác đau nhức của mình.

Các trung tâm Thiền Tỉnh Thức (MBSR)  áp dụng thiền cho các bênh bị đau nhức gặt hái kết quả rất khả quan. Bệnh nhân khi ngồi thiền ( hoặc nằm nếu không ngồi được) tập quán xét khi cơn đau nhức đến và giữ bình tĩnh , không sợ hãi, không bực mình và chấp nhận nó ,tập trung vào hít thở thì tự khác dần dần cơn đau biến đi, và các triệu chứng khác trực thuộc vào cơn đau như choáng váng,hồi hộp v.v…cũng biến đi.Với thời gian bệnh nhân bỏ được thuốc giảm đau vì những thuốc này có nhiều tác dụng phụ .

          Các trẻ em bị tăng động giảm chú ý(TDAH)

Hiện nay ở Mỹ chường trình Thiền cũng được áp dụng cho các trẻ em tăng động và thiếu tập trung ở California, và cho cả 150 giáo sư các trường học.

Ở Canada, đại học Montreal và đại học McGill cũng đang nghiên cứu trên các trẻ em bị TDAH.

Ngoài ra ở bên Mỹ có chương trình « Mind Up »dùng trong các trường học cho  các trẻ em để giảm stress và phát triển tập trung (các em phải ngồi thiền trong vòng năm phút, mỗi ngày 3 lần).Các giáo sư còn nhận thấy sau một thời gian tập thiền các em có suy luận rất thăng bằng về tâm lý.

Bác Sĩ Deepak Chopra và vật lý nguyên tử

Bác Sĩ Deepak Chopra  gốc người Ấn Độ , ông sống và hành nghề tại Mỹ nhưng đã học Thiền và Yoga nhờ vị thầy nổi tiếng Maharishi Maheshi mà cả thế giới biết đến .Ông áp dụng thiền cho bệnh nhân bị bênh nặng như ung thư,tiểu đường, tim mạch đều được kết quả tốt đẹp.Ông đã chữa khỏi một số bệnh mà giới Y học bình thường cho là tuyệt vọng,ông công bố kết quả nhưng còn gập nhiều hoài nghi của giới đồng nghiệp.Ông lập một trung tâm chữa trị tại California tên là Center for Well Being ,chữa bằng Thiền và Y khoa Ayurveda.Ông chủ trương giúp cho  cơ thể tự lấy lại cân bằng vì tin vào khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể.Trong chương trình chữa trị, BS Deepak Chopra cho biết tư duy của bênh nhân rất quan trọng trong sự phục hồi sức khỏe,những bênh nhân nào bình phục đều cóthay đổi tư duy một cách sâu sắc so với mấy tháng trước đó.Ông nói tâm thức đóng một vai trò quan trọng trong sự cải thiện các tế bào, và cắt nghĩa bằng thuyết vật lý nguyên tử trong quyển sách Quantum Healing (chữa trị lượng tử) của ông.Ông cắt nghĩa sư khỏi bệnh là những  «  bước nhảy lượng tử ».

Vài khái niệm về vật lý nguyên tử

Từ khi vật lý nguyên tử ra đời, ta khám phá một thực tại khác hẳn thực tại đã được mô tả trong vật lý cơ năng.

Vào đầu thế kỷ 20, nhà bác học Max Planck đã mở đầu cho một kỷ nguyên mới :ông tìm ra một định luật phá bỏ các định luật xưa của vật lý cơ năng là trong lãnh vực cực nhỏ  của thiên nhiên,sự vận hành của năng lượng không có tính liên tục :các hạt có những  «bước  nhảy lượng tử »( saut quantique) ,có thể hiểu một cách đơn giản là thế giới hữu hình và thế giới vô hình đan kết với nhau.Thực tại chỉ là những làn sóng bay nhẩy trong một trường năng lượng.

Vài năm sau, Einstein chứng minh  một liên hệ quan trọng giữa khối lượng và năng lượng : E=mc², với công thức này ta có thể quan niệm khối lượng là một dạng của năng lượng, khối lương là năng lượng được đọng lại, đến đây ta không khỏi nghĩ đến Đông Y, trong Nội Kinh có nói :Khí tích tụ nên mới có sự hiện hữu.Vậy Khí ( năng lượng) là nền tảng của sự vật hữu hình.

Cơ thể của chúng ta cũng nằm trong định luật đó.Trong môi trường vật lý nguyên tử mọi lý luận và quan niệm đều khác hẳn với vật lý cơ năng. Các hiện tưởng chuyển biến và không có gì là cố định(Heisenberg).Khi ta đọc những mô tả cảnh vật của các nhà vật lý học nguyên tử, ta thấy vật chất là một sư huyền ảo và sự hiện hữu đều do tâm thức của chúng ta .Các hạt nguyên tử hoạt động theo sự quan sát của chúng ta ! Một số nhà bác học như Eugene Wigner (Nobel 1963) J.von Neumann, Costa de Beauregard đều thuộc trường phái này.

Chính vì vậy đã có nhiều nhà vật lý học đã liên kết tư tưởng của mình theo tư tưởng Phật giáo và Lão giáo (như Fritjof Capra có viết quyển « Đạo Lão trong vật lý »), và có nhiều tuyên bố của Einstein rất tương đồng với lời dậy của Phật Thích Ca.

Theo lý thuyết vật lý nguyên tử, tâm thức của ta có thể thay đổi cấu tạo của vật chất.Những khám phá mới cho thấy bộ não có thể ảnh hường đến sự cấu tạo của các tế bào qua tác động trên DNA. Hiện nay một ngành Y Khoa mới ra đời để nghiên cứu ảnh hưởng của tâm thức chúng ta trên sự hoạt động của DNA :Y học Ngoại Di Truyền ( Epigenetic Medicine).Ngoài ra trên phương diện sinh lý ta đã có những bằng chứng cụ thể về vai trò của niềm tin trong sự chữa trị : trong quyển « Biologie des croyances »( Sinh lý của niềm tin),nhà sinh lý học Bruce Lipton đã nghiên cứu phản ứng của cơ thể của ta qua các ý nghĩ , cảm xúc : ngoài sự bài tiết các nội tiết tố, còn phát ra một từ trường có thể ảnh hưởng đến các biến cố xảy đến cho ta.Một ví dụ thường thấy là thuốc Placebo , ai cũng đều biết khi cho bệnh nhân một thuốc giả ( Placebo),nếu bệnh nhân tin tưởng thì đều có kết quả gần như tương đương với thuốc thật.

Kết luận

Như chúng ta đã thấy, thế kỷ 21 còn dành cho chúng ta nhiều khám phá lý thú.Riêng trong ngành Y,ta phải suy nghĩ để mở một con đường mới cho công việc chữa trị, ta nên thay đồi quan niệm về bệnh để có thể đối phó với biết bao nhiêu bệnh hiểm nghèo mà ta chưa khắc phục được.

Cho đến nay giới Y khoa ( nhất là Tây y) quan niệm cơ thể dưới hình thức vật chất (giống như vật lý cơ năng), điều này không sai và vẫn còn giá trị để chữa vô số bệnh.Nhưng ta nên mở rông khái niệm của ta về cơ thể và tìm hiểu xem có thể áp dung các khám phá của vật lý nguyên tử để tìm hiểu cơ thể và sinh lý con người không.Trên phương diện này thì thực tại chỉ là các tần sóng khác biệt nhau mà tạo nên thể lỏng,thể đặc,thể hơi v.v…Có lẽ mẫu số chung của con người và vũ trụ là tần sóng.Có phải bệnh phát xuất vì tế bào đã hoạt động sai tần sóng của nó ?

Ta hãy đợi trong tương lai các khám phá khoa học trả l

Chương IV

    THỰC  HÀNH  THIỀN

Thông qua các kỹ thuật Thiền, con người có thể giải thoát Tâm Thức khỏi các ảo tưởng và đạt được những gì mà chúng ta gọi là Giác Ngộ.

                                                                                    Đức Đạt Lai Lạt Ma

Để tiếp xúc với ngọai cảnh, chúng ta có năm giác quan : mũi cho khứu giác, tai cho thính giác, lưỡi cho vị giác, mắt cho thị giác, thân cho xúc giác, năm giác quan này tạo ra năm thức. Năm thức này đưa thông tin cho thức thứ sáu.

Thức thứ sáu (Manovijnana)tiếp nhận năm thức và là nơi tri kiếnnhận thức hiện hành.Thức thứ sáu là thức nhị nguyên, khi khởi động sẽ phân biệt :trắng đen,phải trái,đẹp xấu,hơn thiệt,yêu thích, ghét bỏ v.v…Nhưng thông thường nhận thức của ta hay sai lầm (gọi là Vọng tưởng),nên cảm nghĩ ,hành động theo đó cũng sai lầm theo và là nguồn gốc mang đến đau khổ.Trong chúng ta vốn có sẵn những vấn đề,những mối bế tắc, hoặc sự hiểu biết thiếu sót nên nhận thức,tri giác của ta sai lầm,ta có những thành kiến,những ngộ nhận,nguyên nhân là vì hoạt động của thức thứ sáu chịu ảnh hưởng của 2 thức khác là thức thứ bẩy (Manavijnana)thức thứ tám  (Alayavijnana).

Thức thứ bẩy Mana là ảo giác tin vào một cái Ta khác biệt với thế giới chung quanh, nên mới phân chia cái ta và cái không phải là ta, từ đấybản ngã xuất hiện và có sự tranh giành.

Thức thứ tám  Alaya là thức tàng trữ các hạt giống (chủng tử) có  trong sâu thẳm của vô thức, là một thức vô biên, cơ sở cho 7 thức kia, hễ có ý tưởng, hành động là có gieo mầm trong thức đó,và mầm sẽ phát triển khi có đủ duyên.Trong kho tàng trữ Alaya( cũng gọi là Tàng Thức) có mầm tốt,mầm xấu,ta phải ý thức chỉ để mầm tốt xuất hiện thôi, các mầm xấu ( tạo ra khổ đau)thì ta tránh đừng tưới tẩm thêm vào.Muốn như vậy thì ta phải chánh niệm để ý thức ngay khi ta đi sai hướng trong ý nghĩ,tình cảm và hành động( ý,tình ,thân),và chuyển hướng liền.Ta sẽ không rơi vào Tập khí ( là thói quen xấu)vìchánh niệm giúp ta chiếu sáng từng giây phút nội tâm của ta.Ta hãy ví cuộc sống của ta như ta đi trên một con đường mà ta phải ý thức từng bước một.Thiền cho ta phát triển chánh niêm ,ngoài ra khi thiền ta sẽ làm thức thứ sáu ngưng hoạt động, thì tự khắc hai thức kia ( thứ bẩy và thứ tám )sẽ không tác động đến. Thiền đến mức cao độ là quét sạch vô minh trong Mạtna thức và Alaya thức, tức là nghiệp sẽ không còn và ta được Giác ngộ.Trong kinh Phật có nói các Thức này sẽ biến đổi :Mạt na thức thành một loại trí tuệ gọi là Bình đẳng tánh trí ( cái ta với cái không ta là một),Alaya thức trở thành Đại viên cảnh trí,là trí tuệ như tấm gướng sáng chói phản ánh sự thật, thức thứ sáu trở thành Diệu quan sát trí,là trí tuệ soi sáng mọi sự vật mà không kẹt trong vô minh nữa, và năm thức đầu ( mắt , tai, mũi, lưỡi, thân) trở nên Thành sở tắc trí, có nghiã là vận dụng sắc,thanh, hương, vị, xúc mà không bị nô lệ cho năm trần.

Trong đời sống thường ngày,chúng ta nên tập « nghi ngờ » giác quan của chúng ta( hay đúng hơn làm chủ nó), đừng nghĩ những cảm nhận của chúng ta là đúng, hiểu biết của chúng ta quá eo hẹp ( giác quan của chúng ta không đón nhận hết thông tin, nhiều khi còn thiếu sót hơn các động vật).Ví dụ nhận thức sai lầm khiến ta nhìn sợi giây mà tưởng là con rắn,có phải chẳng qua là chúng ta có sẵn cái « sợ » ở trong lòng không ?( Như đã trình bày ở trên, thể Hạnh Nhân trong não có sẵn từ mấy ngàn năm dễ bị kích ứng và cho ta cảm giác sợ, có nghĩa là cái sợ năm trong tiềm thức của chúng ta).Trên cuộc đời, rất nhiều ý tưởng, hành động của chúng ta đi từ cái sợ mà ra, và sợ làm lu mờ nhận thức của ta.Hễ có tâm phân biệt là có sợ rồi ( vì sự nghi ngờ xuất hiện):ta sợ ta không được,khi được thì sợ mất ,ta sợ tương lai, sợ thiếu thốn tiền bạc ,tình cảm v.v.. không có lúc nào là ta biết đủ, ta sợ triền miên…Ngược lại, ta nên nghĩ đến câu của Lão tử : « Khi ta cảm thấy không thiếu thốn, là vũ trụ thuộc về ta ».

Khó khăn của Thiền là làm sao ta ngưng được thức thứ sáu không cho nó hoạt động (tức là bộ não trái của ta, bộ não của bản ngã và sự phân biệt, đấu tranh),có thể nói nó nằm trong phản xạ của chúng ta nếu ta không ý thức, vì vậy trong khi thiền chúng ta huấn luyện sự chú ý (chánh niệm) và hễ có một ý nghĩ,một cảm thọ là chúng ta phải thức tỉnh để không bị vướng mắc, hãy cứ để nó trôi đi , như mây trôi , hay ví như các chuyến xe lửa đến tìm bạn, mời bạn lên xe nhưng bạn không lên( nếu không nó mang bạn đi khó quay trở về J ).Hòa Thượng Thanh Từ khuyên ta « biết vọng không theo », là câu tâm niệm của các vị tu hành. Khi thiền là ta đóng các giác quan lại và cho thức thứ sáu nghỉ ngơi, không để cho nó quậy phá ta nữa, dần dần Tâm an bình.Nếu có cảm nhận đến từ ngũ giác, ta quán một cách bình thản không phán xét và các giác quan dần dần sẽ không hoạt động vì không còn đối tượng. Được như vậy chúng ta đi đến trạng thái Nhập Định, từ đó Niết Bàn, Giác Ngộ không còn xa…

Để kiểm soát thức thứ sáu ta phải dùng nghị lực và ý chí, bền tâm, kiên trì( Nhẫn trong đạo Phật).Trong đời sống thường ngày ta cứ phóng tâm ra ngoài để đối với ngoại cảnh , nên không có lúc nào ta ngừng để trở về với chính mình, quán xét nội tâm .Với thời gian,Chánh niệm cho ta kiểm soát được suy nghĩ của mình, quán xét nội dung và bản chất của điều ta suy tư.Chánh niệm là ngọn đèn chiếu sáng nội tâm của ta.

Trong khi Thiền,  để giúp cho Tâm ổn định  thì ta trụ vào hơi thở. Hơi thở có sẵn trong ta mà ta không để ý đến. Ta chú tâm vào hơi thở và quán xét nó : dài, ngắn, nông, sâu. Theo rõi hơi thở là một phương tiện đơn giản mang lại bình an .Rất nhiều trường phái khuyên ta chú tâm vào hơi thở, vì hơi thở đi theo ta, hơi thở là nền tảng của sự sống.

Thường ngày, khi ta nhận thấy tâm giao động thì ta hãy trở về với ta và hít thở thật sâu vài lần trong ý thức là tự khắc ta lập lại được quân bình trong tâm, tâm sẽ lắng xuống.

Hơi thở là cầu nối giữa Tâm và Thân, hơi thở sẽ cho ta sự đồng nhất Tâm Thân, Thân và Tâm sẽ không còn chia rẽ, mọi sư sẽ chuyển động thông suốt. Những ai đã học Đông y thì biết hơi thở huyền diệu vì Khí vào trong thân ta với Khí của vũ trụ là một. Sách cổ có nói nếu không có Khí thì không có hiện hữu. Vậy Khí là nền tạng của sự sống mà ở trong thân ta là hơi thở. Hơi thở là điển hình cụ thể của mối giây liên lạc giữa ta và vũ trụ.

Trong khi thiền tập, nếu có một nỗi đau trổi dậy (dù trên phương diện thể xác hay tinh thần) ta cứ quán lấy nó, giữ bình tĩnh và vẫn chú tâm vaò hơi thở, một lúc sau tự khắc nó biến đi , với thời gian ta sẽ làm chủ và không bị xao động nữa (phương tiện này rất tốt cho trường hợp những người bị đau vì ung bướu mà thuốc không còn khắc phục được).

THỰC  TẬP

Thời gian : lúc đầu bạn nên thiền 15 đến 30 phút mỗi ngày, và cần nhất là kiên trì không có nản chí, thường buổi sáng rất thích hợp vì ta không buồn ngủ, không phải tiêu hóa thức ăn, hay buổi tối trước khi đi ngủ, lúc đó công việc trong ngày đã xong ta rảnh rỗi không bận tâm với công việc trong ngày nữa.Nhưng nói chung khi nào ta có cơ hội, bất cứ lúc nào ta cũng nên thiền khi có điều kiện.

Không gian : nên tạo cho ta một không gian thoải mái, không tiếng động (điện thoại, tivi v.v..), một nơi mát mẻ, yên tĩnh để giúp ta tập trung lúc đầu.Khi khả năng tập trung của ta mạnh rồi thì đâu ta cũng thiền được.

Cách thở :Khi chưa bao giờ thiền ta nên xem ta có thở bằng bụng không, muốn biết thì ta nằm xuống và để tay lên bụng để xem khi hít vào, bụng ta có phồng lên không, bụng không cử động thì ta hãy tập thở bằng bụng trước để hơi thở sâu hơn vì thở bằng bụng tác dụng trên cơ hoành là cơ quan quan trọng cho sức khỏe.Khi cơ hoành co dãn sẽ kích thích mọi chức năng trong cơ thể vì màng liên kết các bộ phận (aponevrosis) theo đó mà co dãn nên nó giống như xoa bóp( massage) các bộ phận, hơn nữa sách Linh Khu có nói Vệ Khí ( là khí cực dương di chuyển rất mau lẹ đi khắp mọi nơi trong cơ thể để bảo vệ cơ thể cả trong lẫn ngoài) có hiện diện trong các màng bao của bộ phận nên hệ miễn dịch được tăng thêm ,điều này đã được chứng minh bằng khoa học( xin xem ở phần chữa bệnh). Thường những u uất về tình cảm hay làm cơ hoành cứng lại và không hoạt động mềm dẻo,ta thở rất hời hợt,không sâu,vì vậy hiện nay có những phương pháp gọi là yoga cười để làm chuyển động cơ hoành, (hay khóc cũng là một phản xạ rất tốt cho cơ hoành làm việc),như vậy khí huyết được lưu thông thì tránh được « Tích Tụ », tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành khối u ( chương Tích Tụ được đề cập trong sách Linh Khu).

Hít thở : lúc đầu nên xét xem ta hít thở như thế nào ( ta nên tìm sự hướng dẫn của một ai đã có kinh nghiệm).Cách thở lý tưởng thì thở ra dài hơn thở vào ,thói quen ta thường hay quên thở ra, ta chú tâm thở vào, lúc thở ra ta buông xuôi.Ngược lại thở ra rất quan trọng, ta nên quán và chú tâm thở ra thật thong thả, nhẹ nhàng, và ngược lại khi hít vào ta để tự nhiên, vì thở vào xâu hay nông thuộc vào điều kiện thở ra của ta .Nếu ta thở ra thật kỹ thì tự khắc cơ thể sẽ có đòi hỏi hít vào để lấp chỗ trống ,ta không phải lo (đây là định luật thiên nhiên :ta muốn đầy thì ta phải tự làm vơi trước).Ngoài ra theo Đông Y,sau khi hít vào ta nên ngưng một vài giây trước khi thở ra vì trong thời gian đó khí đi vào thận, nghĩa là giữa thở vào và thở ra có một khoảnh khắc trong khi đó bụng ở vị trí phồng trước khi xẹp dần dần.Ai đã thiền đều thấy rõ tác dụng của thiền trên thận, làm thận khỏe mạnh mà thận là gốc rễ con người.

Nên nhớ lúc đầu chưa quen thở như trên, ta phải tập dần dần nhưng không được cố gắng và hấp tấp, vì mục đích là thư giãn và khỏe ra mà nếu ta cố gắng, tâm lo lắng, mệt mỏi thì hiệu quả sẽ ngược lại mong muốn.Lúc mới tập thiền ta điều khiển hơi thở để giúp cho ta không nghĩ ngợi mông lung,nhưng sau một lúc khi tâm đã lắng xuống thì ta buông thả hết …

Tư thế : tư thế tốt nhất là ngồi kiết già hay bán già , nhưng lúc đầu nếu thấy khó khăn thì ta có thể ngồi trên ghế hoặc nằm cũng được (cho những người yếu mệt hay bị bệnh).Khi ngồi bán già hay kiết già ta có thể ngồi trên bồ đoàn để giúp cho thẳng lưng, có thể kê thêm gối nhỏ ở dưới đùi để tránh căng cơ,hai bàn tay chắp vào ,tay phải nằm trên tay trái,hai ngón cái chạm vào nhau, cầm hơi đưa xuống để đỉnh đầu hướng  lên trên,và lưỡi đưa lên vòm miệng( như vậy vòm hầu -pharynx- mở rộng ,khí vào được nhiều hơn),mắt có thể nhắm lúc đầu để giúp tập trung nhưng nhắm mắt có thể làm buồn ngủ hay hôn trầm,nên nếu được thì nhìn xuống khoảng 30 cm cách đùi,nhưng nên nhớ ta nhìn mà như không nhìn ( !) để không động đến giác quan đó,nêú không thị giác phát khởi.

Tại sao nên ngồi kiết già hay bán già ? Vì tư thế rất vững chắc và cho phép tỏa ra năng lương và đón nhận năng lượng nhiều hơn là tư thế nằm hay ngồi trên ghế. Nhưng nếu ai vì cột sống có vấn đề không ngồi kiết già hay bán già được cũng không sao, cần nhất giữ tâm thanh tịnh là cái chính, vì khi thiền chưa quen mà gắng ngồi kiết già, thân thể đau đớn thì ta khó tập trung và thoải mái, khi nào thiền quen tâm trí mạnh mẽ ta có thể quán cái đau hay cái ngứa làm điểm tựa để tăng cường nghị lực bản thân. Ngồi trên bồ đoàn ta phải tìm chiều cao cho thích hợp để ngồi cho thoải mái, vững chắc, lưng phải thẳng,hai đầu gối chạm xuống đất thì vững như « vạc ba chân ».Theo đông y khi ngồi thẳng lưng là ta mở mạch Đốc và mạch Nhâm, như vậy là ta cân bằng Âm Dương, sẽ tốt cho sức khỏe.

Những chướng ngại ban đầu khi thiền :

-Trong khi thiền, tránh kích thích bên ngoài : tiếng điện thoại, tv, xe cộ, nóng nực, ruồi muỗi v.v..

-Lúc đầu mới ngồi ta nóng lòng muốn thôi ngay, hãy gắng vượt qua trạng thái nóng ruột, chỉ vài phút sau thì trạng thái đó sẽ biến đi.

-Nếu ta khó tập trung vào hơi thở thì ta có thể đếm hơi thở nhưng cũng nên mau bỏ thói quen đó vì đếm cũng là suy nghĩ rồi.

-Nếu ta buồn ngủ hay ngủ gật thì tác dụng của thiền không còn nữa, tốt hơn hết là ta nên thiền khi ta không buồn ngủ, mà nếu buồn ngủ thì không nên thiền.

-Ngồi một lúc ta có thể mỏi lưng hay đau đầu gối thì ta hãy chuyển rất nhẹ cột sống ra đằng trước hoặc đằng sau một chút xíu là cảm giác đau hay mỏi sẽ hết liền (vì các lực thay đổi theo vị trí của ta)

Các trường phái Thiền

Thiền Vipassana cũng gọi là Thiền minh sát hay Thiền quán:Thiền này được phổ biến nhiều nhất, ta quán đến mọi sư xẩy ra trong cơ thể ta và trong tâm ta mà không có ý tưởng « thích » hay « không thích », ta để mọi sự xảy ra một cách tự nhiên .Những ý nghĩ hay cảm xúc đến với ta nhưng ta không bắt theo nó, ta để nó đi, ví như mây đến rồi mây sẽ trôi đi.

Thiền Anapanasati: Thiền tập trung vào hơi thở mà không tác động đến nó : nhận xét hơi thở dài, ngắn, nông, sâu ( trong kinh Niệm Xứ), cần nhất phải « trụ » tâm vào hơi thở. Ta phải thực tập bền bỉ vì cứ mỗi giây đều có một ý tưởng xen lẫn, khi đó ta phải cảnh giác và trở về ngay với hơi thở của ta. Dần dần các ý tưởng thưa dần, và biến mất thì ta đến trạng thái nhập định.

Thiền Samatha : là thiền tĩnh lặng hay thiền chỉ để tâm lắng xuống, ta quán vào một đối tượng thật sâu xa để đi đến nhập định.

Cả ba lọai thiền trên đây gắn bó nhau và xen lẫn nhau  (vipassana, samatha, anapanasati)

Thiền chú : ta có thể tập trung vào một câu chú( mantra) và lập trong tâm thức.Cách này dùng cho những người lúc đầu gập khó khăn trong việc tập trung . Nhưng ngay cả lúc niệm Phật ta phải chú tâm vào để đến trạng thái nhất tâm bất loạn.

Thiền hành : ta chú tâm vào động tác trong khi đi thật chậm rãi, chú ý vào bàn chân khi đặt chân xuống hay nhấc chân lên, và các cử động khác để giúp thân thể di chuyển:đây là một cách giản dị dễ thực hiện và hay được thực hành trong phái thiền Vipassana, mục đích cũng để ta ngưng những hoạt động thường ngày của não, và đạt đến tâm thanh tịnh.

Nội dung của thiền giống nhau là huấn luyện tâm trí, chỉ có hình thức khác nhau tùy theo xuất xứ : thiền Zen của Nhật bản, Chán của Trung Quốc, Yoga của Ấn Độ (yoga nidra, raja yoga)…Nói rộng ra các môn võ như Khí công tâm Pháp, Thái cực quyền, hay các võ khác cũng là một hình thức thiền.

Như đã nói ở trên khi làm một việc gì mà ta hết sức chú tâm, thì đấy là một cách thiền rồi, hành động của ta và tâm của ta chỉ là một ngay trong lúc đó, hành động như vậy bao giờ cũng có hiệu quả tốt.

Thiền là sống bây giờở đây.Tất cả công việc thường ngày đều là một dịp để chúng ta thiền : đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, và nhất là trong ý nghĩ, hành động, ta phải kiềm soát ta mỗi lúc và làm chủ thân ý.

Khi các giác quan đã đóng cửa, trong thân tâm bình an, ta chú ý đến hơi thở, một lúc sau  ta có thể không cảm nhận đến hơi thở nữa, và cũng không cảm nhận thể xác nữa, chỉ có thức còn tồn tại :một cảm gíac an lạc kỳ diệu như đi vào Hư vô, ta cảm thấy  hòa mình trong một vũ trụ tràn đâỳ tình thương , ta đón nhận tình thương này và ta cũng muốn cho lại tình thương đó.Trạng thái này vô cùng tuyệt diệu vì sau đó, ta thấu hiểu mọi sư vật xảy ra đều phải « là như thế » , ta không có gì thắc mắc, ta không còn phải lo hay tranh đấu…. (đây là một kinh nghiệm của chính bản thân của tác giả).

*Chú thích : Để đơn giản hoá, các phương pháp thiền có thể được sắp vào một trong hai loại: thiền định (samatha) và thiền minh sat/tuệ (vipassana). Hầu hết các phương pháp thiền, kể cả đọc kinh (chầu) Chúa hay niệm Phật, thiền chú (như transcendental meditation), tư duy lạc quan của Carl Simonton v.v… có thể được coi như thiền định, vì đề tài là tục để (pannatti, do tâm tạo ra/ tưởng tượng, nhớ tới). Ngược lại thiền Minh sát (vipassana: quán thân, thọ, tâm, pháp) và Thiền tông (biết vọng không theo: quán tâm) là thiền tuệ, với đề tài là chân đế (paramattha dhamma, đề mục linh động không chọn lựa/dynamic & choiceless) được tâm trực tiếp thực nghiệm để thực chứng vô thường, khổ, vô ngã và  Niết Bàn). HvT

***

Xả thiền :

Đây là phương pháp xả thiền theo trường phái của hòa thượng Thanh Từ,do sư cô Huệ Nhân hướng dẫn tại Paris

Sau khi thiền ta không nên đứng dậy ngay, ta phải làm các động tác để giúp cho khí di chuyển điều hòa lại trong cơ thể.

-Vai : cử đông vai lên xuống 5 lần mỗi bên

-Đầu : cúi đầu xuống và ngửa đầu lên 5 lần, quay đầu sang bên trái và sang bên phải mỗi thứ 5 lần

-Bàn tay : xoa hai bàn tay vào nhau 5 lần

-Lưng : lắc thân sang bên trái,và sang bên phải 5 lần,hait tay để trên đầu gối và ấn mạnh đìu gối xuống

-Mặt : với hai bàn tay xoa mặt theo vòng tròn, xoa tai, xoa chỏm đầu,gáy,mỗi chỗ 20 lần

-Cánh tay : với tay mặt xoa cánh tay trái đến cùi chỏ và đồng thời với tay trái xoa bên phải từ nách đến hông ,hai động tác làm cùng nhau 10 lần.

Lập lại như vậy với bên đối diện

-Thân : để lòng bàn tay phải trên ngực, bàn tay trái đằng sau lưng lòng bàn tay trái hướng ra ngoài, bắt đầu xoa phần ngực, phần giữa bụng,và dưới bụng,đồng thời tay trái cũng xoa phần trên,phần giữa và phàn dưới lưng.

-Hai bàn tay xoa vào nhau cho nóng rồi đặt lên hai con mắt, làm 5 lần.

-Cầm bàn chân bằng hai tay và nhẹ nhàng nhấc xuống đất .Xoa đùi, chân, bàn chân từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới cho hết cảm giác ê mỏi, làm như vậy cho hai bên.

-Duỗi hai chân, đưa thân ra phía trước, cúi đầu và tìm cách đụng ngón chân bằng hai tay, làm 5 lần.

-Lấy bồ đoàn ra, ngồi yên lặng vài phút rồi đứng dậy.

Tinh thần của người hành Thiền :

Muốn thực hành Thiền một cách hữu hiệu thì ta nên trau dồi  vài đức tính sau đây, và Thiền cũng giúp ta phát triển các đức tính này.

Kỷ luật : những ai có một nếp sống bừa bãi trong giờ ăn, giấc ngủ thì nên sửa đổi thói quen có hại đến sức khỏe .Kỷ luật cần sự cố gắng lúc đầu sau rồi thành thói quen, những người làm thể thao đều biết điều đó, nếu ta có những thói quen tai hại thì hãy thay thế bằng những thói quen tốt.

Thay đổi tư tưởng :nếu tư tưởng của ta bi quan «  tôi không thể làm được » thì thay thế bằng « tôi có thể làm được »với sức mạnh và niềm tin.Tối trước khi đi ngủ( bộ não ở tình trạng Alpha) hãy hình dung mình làm việc đó,vào giờ nào, ở đâu, bộ não sẽ ghi nhớ cho bạn và bạn thấy sẽ thực hiện được dễ dàng, ta nên hình dung ta muốn trở nên một người thế nào thì bộ não sẽ sắp xếp các giòng điện để thực hiện điều chúng ta muốn.

Sức mạnh và niềm tin : là hai đức tánh mà ta cần phải có trong mọi việc chúng ta làm thì mới có kết quả.Khi ý nghĩ của ta đủ mạnh mẽ, bộ não của ta sẽ tiết xuất các hóa chất theo ý nghĩ của ta và tràn khắp cơ thể, ý nghĩ tức giận sẽ cho ta độc tố,ý nghĩ hiền hòa sẽ cho ta an lạc,v.v…

Nhẫn nại và sức chịu đựng :dù bất cứ hoàn cảnh bên ngoài thế nào,khi ta đã chọn một cách sáng suốt con đường ta đi thì phải chấp nhận những thử thách,chính những thử thách này cho ta biết mình là ai,và giúp cho ta phát triển nghị lực.Khi ta chấp nhận nghịch cảnh và không chống đối than van là ta giữ năng lượng và trí khôn để đối phó, chính sự không chấp nhận hoàn cảnh làm chúng ta cứ chống đối, thái độ này làm tiêu hao rất nhiều năng lượng .Nếu chấp nhận ta vẫn giữ được tâm thoải mái, và trí sáng suốt.Hãy xem nghịch cảnh là những bài toán mà ta phải lý giải trên trường đời này.

Chọn Phẩm hơn Lượng :ở thời đại hiện nay ,nhất là ở các xứ văn minh vật chất ,các đài phát thanh,truyền hình,sách báo đều nói ta phải có cái này  cái  kia mới là hạnh phúc ( vì hiện nay nền kinh tế đặt trên nền tảng tiêu thụ vật chất mà chưa nghĩ ra một lối sống khác ,một nền kinh tế khác ) ,đấy là những giá trị mà ta bị nhồi sọ.Vậy trước khi muốn sở hữu một cái gì ta hãy tự hỏi có thật cần thiết không,nó có làm cho ta thêm rối trí, phiền não, vướng mắc không.Muốn có nhiều chẳng qua đi từ cảm giác sợ thiếu thốn , một cảm giác thiếu an ninh mà ta có sẵn trong lòng vì ảnh hưởng giáo dục hay tiềm ẩn trong vô thức( xin xem lại hoạt động của thể Hạnh Nhân trong não)

Chú tâm và siêng năng : hễ làm một việc gì ta phải chăm chỉ hết mình và chỉ làm một việc đó mà thôi thì ta có thể tập trung dễ dàng, hiệu suất cao hơn và ta sẽ thành công hơn.Thiền giúp ta sống trong hiện tại, tâm sẽ trụ vào công việc ta đang làm.

Rộng lượng , bao dung:là có một cái nhìn bao quát, không nhỏ mọn,cố chấp,lối suy nghĩ uyển chuyển thích nghi theo hoàn cảnh,thái độ mềm mỏng,phóng khoáng nên dễ chia sẻ mọi thứ với người chung quanh.

Giản dị : giản dị là một sức mạnh quý giá của ai trong tâm  không chạy theo, không thiếu thốn, không sợ.

-Không rơi vào cạm bẫy của bản ngã :điều này khó thực hiện nhất, vì ai cũng có giá trị của riêng mình mà khi bị xúc phạm thì khó lòng không giận và cảm thấy tổn thương, nhưng nếu mình nhìn lại người làm mình tổn thương thì hình như họ đáng thương hơn mình, vì họ có đau khổ ở một khía cạnh nào đó nên mới có lời lẽ ,hành động như vậy, họ có suy nghĩ lệch lạc nên mới thế.Nếu ta biết rõ chính mình ( ta có điều hay ,điều dở, những đức tính này,những khuyết điểm kia),thì ta đâu cần tiếng khen hay chê,nếu đúng thì ta cũng biết rồi, còn nếu sai thì đâu có ảnh hưởng gì đến ta ?Còn như nếu ta can đảm, trong lòng thật sự nhún nhường và đón nhận chỉ trích và sửa đổi thì lại càng tốt cho ta :đức Phật đã nói «  kẻ thù của ta là thầy của ta »

Kiểm soát cơn giận : như đã nói ở phần trên, nghĩ cho kỹ thì không có trường hợp nào có thể biện minh được cơn giận, trước hết là hại cho sức khỏe của chính ta ( những độc tố tiết ra trong người),chưa kể đi đến chỗ mù quáng và có những hành động sai lầm.

Học hỏi và suy ngẫm : lúc nào cũng ở trạng thái học trò, khi học điều gì mới lạ ta đợi kiểm soát xem có đúng rồi hãy tin, nhưng ta đón nhân tất cả thông tin, đừng như bát nước đầy ( nghĩa là mình biết hết rồi) thì không còn nhận được gì , bát nước phải vơi hay trống rỗng thì nhận được nhiều thứ hơn

-Giữ thái độ lạc quan trong mọi trường hợp và vui vẻ đối phó với nghịch cảnh : ta có thể kiểm soát được hành động của ta nhưng không kiểm soát được kết quả ; vì kết quả còn tùy thuộc bao nhiêu yếu tố khác mà ta không nắm hết đươc,nên hãy làm hết khả năng của mình rồi để « Vũ Trụ » lo phần còn lại J.

Trong đời sống thường ngày

Còn trong đời sống thường ngày ta hãy tự đặt những câu hỏi sau đây khi ta có « vấn đề », và giải quyết ngay không giữ trong lòng :

Thông qua Thiền, tâm sáng suốt sẽ cho ta nhận biết nguồn gốc xâu xa của sự khổ đau : có phải là ta đã lại vướng mắc rồi không ?Điều đó có đáng để ta phiền muộn không ? Có phải do bản ngã của ta quá mạnh, đặt không đúng chỗ không ?  Tại sao ta cứ muốn sở hữu ? Như vậy chưa đủ sao ? Ta càng sở hữu nhiều thì ta lại càng sợ mất, vậy ta cứ phải sống trong cái sợ mãi sao ?Đời có đáng sống như vậy không ? Trong khi nếu tâm ta quyết định xóa bỏ hết, tu theo Bát Chánh Đạo của Phật đã dạy, lấy Trung Đạo làm kim chỉ nam, thì Tâm ta nhẹ nhõm biết bao, lúc đó ta có thể chỉ cần nhìn một đóa hoa, nhìn trời xanh biếc, nhìn mây trắng trôi qua là ta đã có niềm vui tràn ngập trong lòng…

Còn đối với người thân thuộc làm ta buồn phiền thì ta hãy dùng lòng thông cảm, trí hiểu biết rộng lớn của ta ( thông qua Thiền), mà hiểu hành động lời nói của họ chẳng qua là những tạp niệm có từ lâu mà họ không nhận thấy.Trong Thập Nhị Nhân duyên Đức Phật đã giảng nghĩa rõ ràng quá trình đưa đến đau khổ mà nguồn gốc là Vô Minh.Như vậy những người làm ta buồn  chính là những người đang đau khổ, vậy ta chấp họ làm chi, có thể ta mang lòng thương xót họ và giúp họ nếu ta có khả năng, nếu ta không làm gì được thì ta hãy gửi một ý nghĩ-năng lượng tốt đẹp giúp cho họ tiến bộ.

 

THẬP  MỤC  NGƯU  ĐỒ

thap-mucngu-do

Thập Mục Ngưu Đồ là mười bức tranh chăn trâu tượng trưng cho quá trình của một Thiền giả đạt được Giác Ngộ trong phái Thiền tông.

Bức tranh được sáng taọ trong thời nhà Tống ( 960-1279) trình bày tinh hoa của Thiền Trung Quốc. Có nhiều bộ tranh nhưng nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Châu Văn ( thế kỷ XV).

Bài tụng của Thiền sư Quách Am được Hòa thượng Thanh Từ dịch

Tranh 1 :Tìm Trâu ( Tầm ngưu)

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm Trâu

Núi thẳm đường xa nước lại sâu

Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy

Chỉ nghe réo rắt gọi ve sầu

Tranh2 :Thấy dấu ( Kiến Tích)

Ven rừng bến nước dấu liên hồi

Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi

Ví phải non sâu lại sâu thẳm

Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi

Tranh 3 : Thấy Trâu ( Kiến Ngưu)

Hoàng anh cất tiếng hót trên cành

Nắng ấm gió hòa bờ liễu xanh

Chỉ thế không nơi xoay trở lại

Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành

Tranh 4 : Bắt Trâu ( Đắc Ngưu)

Dùng hết thần công bắt đươc y

Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì

Có khi vừa hướng cao nguyên tiến

Lại xuống khói mây mãi nằm ì

Tranh 5 : Chăn Trâu ( Mục Ngưu)

Nắm chặt dây roi chằng lìa thân

Ngại y chạy sổng vào bụi trần

Chăm chăm chăn dữ thuần hòa đã

Dây mũi buông rồi vẫn theo gần

Tranh 6 : Cưỡi Trâu về nhà ( Kị Ngưu Quy Gia)

Cưỡi Trâu thong thả trở về nhà

Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà

Một nhịp một ca vô hạn ý

Tri âm nào phải động môi à

Tranh 7 : Quên Trâu còn người ( Vong Ngưu Tồn Nhân)

Cưỡi Trâu về thẳng đến gia san

Trâu đã không rồi người cũng nhàn

Mặt nhật ba sào vẫn say mộng

Dây roi dẹp bỏ bên cành sàng

Tranh 8 : Người ,Trâu đều quên ( Nhân Ngưu câu vong)

Roi gậy, người trâu thảy đều không

Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông

Lò hồng rừng rực nào dung tuyết

Đến đó mới hay hiệp Tổ Tông

Tranh 9 : Trở về nguồn cội ( Phản Bản Hoàn Nguyên)

Phản bản hoàn nguyên đã phí công

Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm

Trong am chẳng thấy ngoài vật khác

Nước tự mênh mông ,hoa tự hồng

Tranh 10 : Thõng tay vào chợ ( Nhập Triều Thùy Thủ)

Chân trần bày ngực thẳng vào thành

Tô đất trét bùn nụ cười thanh

Bí quyết thần tiên đâu cần đến

Cây khô cũng khiến nở hoa lành

Như chúng ta thấy, kiểm soát và làm chủ tâm trí của mình không có dễ, trong giai đoạn đầu chúng ta còn vô ý thức,không Chánh niệm nên không biết làm chủ ý tưởng của mình,thông qua Thiền mình tập quan sát tâm trí và làm chủ không cho nó chạy tứ tung như con trâu, mãi đến tranh thứ năm và thứ sáu ta mới chiến thắng và làm cho tâm trí vắng lặng,thuần thục, đến tranh thứ 7 thì ta không còn phải kiểm soát tâm trí của ta nữa,ta có thể quên nó được,và tranh thứ 8 thì ta bước vào Hư vô, tất cả chỉ là Không, ta đã thoát tục, trở về cội nguồn,về Nguyên thủy, và sau khi thoát tục ta mạnh bạo nhập thế,hoàn tục, nhưng ta đã là một con người Giác ngộ !

 

Chương V

THIỀN  VÀ  TÂM  LINH

          « Người hằng tu thiền định

          Thường kiên trì tinh tấn

          Bậc trí hưởng niết bàn

          Ách an tịnh vô thượng »

                                      Phật Thích Ca (kinh Pháp Cú số 23).

Thiền là  một kho tàng quý giá của tâm linh.Thái tử Siddhartha Gautama, cách đây 500 năm trước công nguyên ,thông  qua Thiền định đã tìm ra Chân lý và thành  Phật :Phật có nghĩa là giác ngộ ,là người « tỉnh thức ».Tuy hiểu biết của Đức Phật bao la, nhưng ngài không nói hết những điều ngài biết vì với sự hiểu biết eo hẹp của chúng ta chỉ làm rối trí thêm, nên giáo huấn của Ngài rất thực tế và chú trọng cứu nhân loại thoát vòng khổ đau .

Con đường diệt khổ là Bát Chánh Đạo, 8 đức tính mà ta có thể trau dồi và áp dụng trong đời sống hiện tại.Thiền giúp cho ta thực hiện Bát Chánh Đạo.

1 .Chánh Kiến : hiểu biết sáng suốt,nhận thức đúng về sự vật,không nhìn sai lầm ( tà kiến).Chánh Kiến cho thấy nguyên lý của sự phát khởi, hình thành của các hiện tượng ( Duyên Khởi),do nhiều điều kiện phối hợp nhau mà thành.Chánh Kiến phá tan Vọng tưởng.

  1. Chánh Tư Duy : suy nghĩ đúng, hướng về điều thiện,không để đầu óc nghĩ ngợi về những vấn đề bất thiện hay tiêu cực
  2. Chánh Ngữ :lời nói chân chính,đứng đắn,không nói lời chia rẽ ,gây khổ đau.

4.Chánh Nghiệp : hành vi, việc làm chân chính,không làm hại ai

5.Chánh Mạng : điều kiện sống chân chính,nghề nghiệp lương thiện,không sát hại.

6.Chánh Tinh Tấn :cố gắng,chuyên cần để loại trừ tà kiến,tà ngữ,tà nghiệp v.v…và thực hiện chánh đạo.

7.Chánh Niệm : làm chủ tâm ý, không để đối tượng bất chánh dẫn dắt tâm mình đi lang thang, mà luôn luôn an trú vào thiện pháp.Chánh Niệm và Chánh Kiến hỗ trợ nhau và không rời nhau

  1. Chánh Định : Tập trung chân chánh làm cho tâm thức được an tịnh và phát triển Tuệ giác.

Nếu phải nhấn mạnh về một đức tính thì ta phải nói Chánh Niệm quan trọng nhất.Chánh Niệm một cách siêng năng sẽ cho ta Chánh Định.Khi Chánh Định mạnh thì Chánh Kiến phát hiện, Chánh kiến khởi lên sẽ cho Chánh Tư Duy là suy nghĩ đúng .Chánh Tư Duy sẽ giúp ta những sự lựa trọn đúng trong đời sống : lời nói đúng (Chánh Ngữ), nghề nghiệp đúng (Chánh Nghiệp), cố gắng đúng (Chánh Tinh Tấn), v.v…

Khi Thiền  ta sẽ có Niệm, Định và Tuệ. (Chánh Niệm, Chánh Định và Tuệ giác).Niệm là ta phải vận dụng khả năng quán xét nội tâm:ý nghĩ, hình ảnh v.v..để ý thức moị hiện tượng, ta tập trung và nhìn sâu và đối tượng là Định, khi quy tụ năng lượng Chánh niệm và Chánh Định vào đối tượng duy nhất, ta sẽ thấy bản chất chân thật của sự vật (Tự Tánh) là ta đạt được Tuệ giác.Dùng Tuệ giác để quán chiếu thực tại sẽ giúp ta đi vào thực tại ở mức độ sâu tối đa.Trí tuệ tột đỉnh là trí huệ Bát nhã như đã được đề cập trong Ba La Mật Đa Tâm Kinh, nhờ quán chiếu ( « chiếu kiến ngũ uẩn giai không »)mà thấy rõ được thân thể,cảm xúc,ý nghĩ không phải là ta,và nhờ đó vượt qua khổ đau (« độ nhất thiết khổ ách »)và giải thoát.

Bát Chánh Đạo có thể áp dụng thích nghi cho đời sống thường ngày của chúng ta : chánh niệm cho ta biết chính mình, và sống có ý thức, là bước đầu cho sự tiến bộ của tâm linh. Chúng ta đừng đợi đến khi ngồi thiền mới quán xét tâm của ta,ngay từ buổi sáng lúc ngủ dậy, đặt chân xuống đất là ta phải mở bộ máy Chánh Niệm của ta trước tiên (mở máy vi tính sau,ở đây tôi xin nói chuyện với các bạn trẻ J) .Chúng ta phải cảnh giác để không rơi vào cạm bẫy của Tham, Sân,Si tác động trên Thân, Khẩu, Ý, trước hết là  tạo thêm nghiệp, nhưng điều cụ thể là làm lu mờ trí sáng suốt của ta. Khi ta mất đi trí sáng suốt thì ngôn ngữ, cử chỉ và suy nghĩ của chúng ta đều sai lầm, và khổ đau bắt nguồn từ đấy.Thiền cho ta một nhận thức bén nhậy và hiểu biết sâu sắc, như vậy ta có thể sửa đổi ý nghĩ, hành vi, lời nói của ta và gột rửa những phiền não khỏi tâm thức.

Chánh niệm được giảng rất kỹ trong kinh Satipatthana sutta hay kinh Niệm Xứ (Sati :niệm),kinh này là căn bản của Thiền,là kinh gối đầu của các Thiền sư.Phật dạy chúng ta quán chiếu về 4 đối tượng :Thân, Thọ,Tâm và Pháp.Thân là tư thế của thân thể và cảm giác của nó,Thọ là các cảm xúc,Tâm là các hiện tượng tâm lý (giận,ghét,thương,v.v…),và Pháp là đối tượng của tâm,là tất cả các hiện tượng thế gian,do Thân và Tâm tiếp xúc..

Tâm Bồ Đề

Tất cả các tôn giáo đều giúp chúng ta tránh khổ đau, làm điều lành, tránh điều dữ, vì sẽ gánh hậu quả, nhưng đặc điểm của  đạo Phật là đã nghiên cứu sâu xa về tâm lý con người và hoạt động của Tâm Thức (trong Duy Thức học) .

Đức Phật có nói mỗi chúng ta đều có thể thành Phật được, Phật đã chỉ cho ta con đường nhưng chúng ta phải tự đi lấy.Mọi chúng ta đều có sẵnTâm Bồ Đề   cần được phát huy,vì Tâm Bồ Đề bị bao phủ bởi những lớp màn vô minh mà ta đã có sẵn :bản ngã( Mana thức) và những mầm tàng trữ ( Chủng tử)trong thức sâu thảm từ bao nhiêu ngàn năm  (Alaya thức)gây ra những Tạp niệm ( thói quen xấu) làm vùi xâu tâm Bồ Đề của chúng ta.

Thiền một cách kiên trì sẽ giúp chúng ta bỏ các lớp màn vô minh để phát hiện Tâm Bồ Đề của chúng ta.

Tâm Bồ Đề là gì ?Các thánh hiền đều nói đấy là Tâm không phân biệt, Tâm Tự Nhiên có thể hài hòa với toàn thể vũ trụ, con người, lòng thương yêu đến rất tự nhiên vì không có anh có tôi, không có của tôi của anh, tôi với anh chỉ là Một thôi, và tự khắc tôi thương tôi cũng như tôi thương anh.Chúng ta ở một trạng thái « Huyền Đồng » như đứa trẻ sơ sinh, trạng thái Tự Nhiên,như đã được đề cập trong giáo lý Lão Trang.

Thiền và Tâm Bồ Đề

Khi ta sống với Tâm Bồ Đề là ta có cả Trí huệTừ Bi .

Tại sao Thiền lại cho chúng ta Tâm Bồ Đề ?

Thiền là một phương tiện để luyện ý, chúng ta phải học tập trung ý tưởng trên một đối tượng (ví dụ hơi thở) khi chú tâm đươc mà ý tưởng hết chạy lăng xăng là một chiến công oanh liệt với chính mình. Khi đó Tâm chúng ta trong suốt và tĩnh lặng như một hồ nước,uyển chuyển và từ từ nước theo giòng sông đi về biển cả.

Khi ta ở trang thái Định, thì Trí Huệ Bát Nhã xuất hiện tự nhiên, và lòng từ bi cũng đến cùng một lúc, chúng ta có cảm giác ở trong một môi trường chan hòa tình thương, ta đón nhận và cho lại, vì lúc đó ta và chung quanh ta chỉ là Một.

Những bạn nào đã trải nghiệm được tâm trạng này, dù chỉ trong giây phút đều nhận thấytrạng thái an bình này giúp cho chúng ta khôngsơ sệtnghi ngờ nữa, lúc đó các thức (thứ sáu, thứ bẩy,thứ tám) đều ngưng hoạt động ( đã đề cập ở phần thực hành).

Giáo lý nhà Phật  chú trọng đến trí tuệ dùng làm căn bản để giải thoát cho chính bản thân , con người là cứu cánh của chính mình, và Đức Phật không ngừng kêu gọi chúng ta phải trải nghiệm, nên ít dùng ngôn ngữ, hay lý thuyết bóng bẩy.

Khi ta Chánh niệm, ta giữ được tâm trong sáng , những ý nghĩ ,tình cảm, hành động của ta đều tuân theo luật vũ trụ , vì ta có sư hiểu biết mọi sự : nhà Phật gọi là cái  biết . Hễ mỗi khi Tâm của ta phóng ra theo ngoại cảnh và chìm đắm thì ta ý thức liền .Các vị tu hành đều nói với chúng ta hình tướng đều là ảo giác cả, ta không nên  nắm, không dính mắc, điều này rất đúng nhưng đối với  chúng ta ở ngoài đời thì khó thực hiện phải không bạn ? Ở đây tôi xin mạn phép đưa một đề nghị : với Chánh niệm, chúng ta biết điều gì chúng ta làm, nhưng trước khi làm, chúng ta hãy phân tích hành động đó có đúng không,hay lối suy nghĩ của  tabị ảnh hưởng của tập quán ( giáo dục, xã hôi ,gen di chuyền mà ta nhận lãnh từ ông bà..), vì có những tập quán tốt , có những tập quán chỉ gây khổ đau và làm cho ta trở thành nô lệ. Vậy Chánh niệm cho chúng ta một lựa chọn : điều này rất quan trọng, vì chúng ta hay lựa chọn vội vàng, vô ý thức, và không lường được hậu quả tai hại. Nhưng khi ta đã lựa chọn trong ý thức thì ta đã cân nhắc và cũng biết hậu quả ra sao và giữ được bình tĩnh để kiểm soát vấn đề. Đây là khi chúng ta còn ở tại gia, chúng ta không ngớt gập những trường hợp phải lựa chọn, để ý cho kỹ thì trong từng khoảnh khắc của mỗi ngày chúng ta đều phải lựa chọn. Mỗi chúng ta đều có một nghiệp khi sinh ra, đấy là con đường mà chúng ta phải đi, nhưng đừng quên chúng ta có  TỰ DO để lựa chọn cho đúng, có nghĩa là chúng ta phải tự cứu  mình và vươn lên chứ không nên chịu áp lực của nghiệp  ( tất nhiên nghiệp lực càng mạnh thì lại càng phải tu nhiều J )

Vậy nếu chúng ta muốn có những lựa chọn sáng suốt và không nhầm lẫn thì phải hành Thiền.Thiền áp dụng trong đời sống thường ngày cho Tâm của ta linh động, cảm giác bén nhậy, và khả năng tập trung rất cao.Chúng ta có thể hài hòa lý trí và cảm xúc chứ không bị giằng co giữa hai lực.Mỗi giây phút ta thanh lọc tâm trí trong ý nghĩ, tình cảm và hành động của ta (Ý ,Tình, Thân). Ta hãy xét trong ngày những ý nghĩ, hành động , cảm xúc của ta có vướng vào Tham, Sân, Si không ? Bạn hãy có một cuốn sổ tay để ghi vào mỗi lần tâm « bị động », cuối ngày sẽ thấy phần nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất : đó là Tham, hay Sân hay Si. Nói như vậy ta phân chia ra nhưng thực ra…cả 3 đều liên quan đến nhau. Hòa Thượng Thanh Từ nói cái Si là nặng nhất, vì có Si thì có dính mắc, có dính mắc thì khởi lòng Tham, nếu không được thì sanh ra Sân !Vậy là ta không được dính mắc vào điều gì,như vậy khó khăn quá phải không bạn ? Cuộc đời phải có những nguyện vọng, ham muốn, ngay cả khi ý nghĩ , hành động của ta hứơng về Chân, Thiện, Mỹ ?Có một điều là ta hãy làm với tất cả tấm lòng của ta nhưng không cầu mong kết quả( tức là không có Si và không có Tham, thì lấy đâu ra mà Sân ?). Đức Phật nói một việc muốn thành tựu cần phải có đủ nhân duyên, thế nên thành hay không thành không nằm trong vòng kiểm soát của chúng ta.Ngài chỉ khuyên ta có thái độ Trung Dung trong cuộc sốn ,trong sự lựa trọn ta hãy tránh những thái độ cực đoan . Lão Tử, Khổng Tử cũng đều nói đến Trung Đạo, Lão Tử nói đến luật Phản Phục, nghĩa là mọi sự thái quá đều trở về với đối đích của nó, điều này trong Đông Y chúng ta hay áp dụng nó. Thái độ thái quá trong cuộc sống sẽ làm mất thăng bằng tâm trí. Lão Trang nói : Chúng ta phải biết Tri Túc Tri Chỉ, biết dừng và biết đủ.

Trong cuộc sống có những thử thách mà ta phải trải qua, làm cho tâm ta cư lăng xăng chạy theo : những ham muốn, những hụt hẫng, những khổ đau nên tâm trí chúng ta không bao giờ yên bình. Các vị tiền bối đã ví tâm trí của ta như con khỉ chạy tứ tung, hay con trâu chạy đi mà ta không kiểm soát nó sẽ đi sai đường ( xin xem tranh Thập Mục Ngưu Đồ)

Tâm trí sáng suốt của ta sẽ cho ta biết thực tại của đời sống mà không mơ mộng cũng không bi quan. Khi biết thực tại ra sao thì ta phải học chấp nhậnsư việc trong thời điểm đó vì « nó là như thế ». Nếu bạn hài lòng vì mọi chuyện xảy ra như ước muốn cũng đừng vội mừng thái quá vì ngày mai sẽ có thể không như vậy, ngược lại nếu sự việc có phần « xui xẻo » cũng đừng nản chí vì sự vật bất thường và biến hóa không ngừng .Nhà Phât gọi là Vô Thường ,điều này ta biết khi thực hành châm cứu ,chúng ta đều phải học sự biến chuyển của Khí trong mỗi lúc.

Khi ta học chấp nhận sự việc vì ta không thể thay đổi những hoàn cảnh nằm ngoài sự kiểm soát của ta thì ta thu hồi năng lượng không phí phạm trong việc suy nghĩ bằng những câu « giá mà thế này, giá mà thế kia, v.v.. », nó không đi đến đâu mà chỉ làm tâm bối rối. Chuyện đã qua thì ta cho qua, tương lai thì chưa tới ta cũng không làm gì được, hãy sống với hiện tại phải không bạn ?Tất cả các vị hiền triết đều khuyên ta sống với hiện tại, điều nay ta khó thực hiện vì bản tánh lo âu của ta nắm giữ tâm trí ta, âu cũng là vì mưu cầu sinh sống ta đi tìm một sư an ninh bảo đảm cho đời sống ta khỏi bị thiếu thốn, nhất là tại các nước đã sống trong chiến tranh, đã biết những khổ sở thiếu hụt ra sao thì chạy đua theo vật chất để đảm bảo an ninh cho cuộc sống gia đình cho mình là một điều dễ hiểu. Chỉ có ta mới quyết định thế nào là đủ cho ta và cho gia đình ta, ta nên ngừng khi các bảo đảm vật chất đã được toại nguyện , khi ta bắt đầu cảm thấy nô lệcho những gì ta chạy theo là dấu hiệu không tốt (ta chạy theo tiền bạc vì ngày xưa ta quá thiếu thốn, ta chạy theo danh vọng , quyền lực để mọi người kính nể vì ta muốn cảm thấy có giá trị đối với chung quanh ta, thực sự trong thâm tâm thì ta thấyta không có giá trị !, ta chạy theo tình yêu vì thuở bé ta không được thương yêu như ta mong muốn…).Một mặt khác ta cũng nên sẵn sàng đối phó trước những cám dỗ, thử thách vì như thế ta mới phát triển tiềm năng của ta trong Chánh niệm, và biết rõ mình là ai.

Thiền để chấp nhận và chuyển hóa

Ở trên đời,vào một thời điểm nào đó, chúng ta đều phải gập thử thách,khổ đau.Trước hết ta phải chấpnhận sự việc trái ngang đó ( trái ngang dưới con mắt của ta,đã chắc gì trái ngang đối với người khác ?),nếu ta không chấp nhận ta sẽ tiêu hao năng lượng để than van,trách móc ông Trời ,Thượng đế,Phật v.v…thì không ích gì.Thiền cho ta sức mạnh để đối phó : ta chấp nhận, không xua đuổi,không đè nén, ta quán xét và nhìn thẳng vào sự vật, chiếu sáng nó bằng ánh sáng của Chánh niệm.Kết quả của sự chuyển hóa là nỗi đau đớn đó,thử thách đó khi được khuất phục sẽ trở thành sức mạnh ở nơi ta.Thầy Nhất Hạnh khuyên ta hãy tập nhìn trong đống rác có sự hình thành của những đóa hoa,các thiền sư Zen hay lấy ví dụ của con sò :vì một hạt cát đã lọt vào trong mà con sò đã làm thành hạt trai :nó đã biết chuyển hóa.Khi ta tu tập chuyển hóa là đức tính kiên nhẫn được trau dồi,và nhất là một đức tính quý giá của nhà Phật được phát huy :đó là Tâm bình đẳng (equanimity).Tâm bình đẳng là tâm không phân biệt ( ghét thương,khen chê..),,bình thản trước mọi sự,vì hiểu tính cách tương tác tương nhập của mọi sự vật ( Interdependence, đây là một định luật căn bản của thế giới hiện hữu mà các nhà vật lý học đều công nhận), không khác gì Đức Phật đã giảng : « cái này có thì cái kia có,cái này không thì cái kia không ! ».Có một tâm bình đẳng thì sẽ nhận thấy « mọi sư việc phải là như thế », và ta sẽ bớt giao động trước nghịch cảnh.

« Ai cũng đi tìm hạnh phúc và có quyền được hưởng hạnh phúc »đây là lời tuyên bố cùa ngài Đạt Lai Lạt Ma trong nhiều buổi họp và trong giáo lý của ngài, và Ngài giảng thế nào là hạnh phúc chân thật, không bao giơ thay đổi và không lệ thuộc bởi thế giới bên ngoài. Vì thế giới bên ngoài thay đổi vô thường.

Vậy hạnh phuc nằm ở đâu ? Chính ở trong tâm chúng ta : niết bàn hay địa ngục cũng đều ở trong tâm của ta.Ta nên rèn luyện tâm trí và thanh lọc nó để tiến bộ về tâm linh.

Với thời gian Thiền cho phép chúng ta nhận định sự việc rõ ràng mà không sai lệch bởi tư duy, chúng ta làm chủ được nỗi sợ, tức giận và các cảm xúc tiêu cực khác. Tư duy của chúng ta hình thành qua ảnh hưởng của giáo dục, xã hội, và còn bị ảnh hưởng của thức thứ tám (Alaya) bao gồm cả lịch sử nhân loại từ bao nhiêu ngàn kiếp, đây là thức sâu thẳm nhất của chúng ta(tương đương với Vô thức của tâm lý học, Inconscient collectif).

Sở dĩ chúng ta làm chủ được các xúc động tình cảm là vì chúng ta ( khi thiền quen) đã huấn luyện tâm chúng ta lúc nào cũng trong trạng thái quan sát.Trong một ngày khi quan sát chúng ta sẽ nhận thấy tâm của chúng ta cứ phóng ra ngoài theo ngoại cảnh nên khi Chánh niệm chúng ta lại trở về với hơi thở và làm cho thân tâm của ta hòa nhịp và cân bằng .

Các vị Thiền sư bên Tây Tạng , theo phái mật tông có thể nhờ Thiền mà dùng năng lượng của tâm linh để có phép thần thông như nhìn được quá khứ tương lai, viễn chuyển (telekinesy), thần giao cách cảm ( telepathy)..Nhưng thực ra ta nên coi những kỹ năng này  làphản ứng phụ của thiền, vì đấy không phaỉ là mục đích, mà ta có thể rơi vào cạm bẫy của bản ngã kiêu căng .Các thiền sư dù có phép thần thông đó cũng không có hại vì họ có đức tánh từ bi, còn nếu thiền để được những kỹ năng siêu nhiên đó thì không nên,vì ta phải tự hỏi để làm gì ?Có ích lợi gì không ?

Có câu chuyện Đức Phật đến một giòng sông và thấy một đạo sĩ lướt trên mặt nước, hỏi ra vị đó đã khổ công tu tập 30 năm mới có ngày hôm nay, Đức Phật bèn nói với vị đó taị sao khổ công như vậy khi chỉ cần một xu nhỏ để nhờ ông lái đò đưa qua sông ?Như vậy ta thấy đạo Phật rất thiết thực chỉ muốn giúp chúng ta sống an lạc, vì Đức Phật tuy đã thấu suốt chân lý nhưng không nói những điều chúng ta không nắm bắt được do sự hiểu biết eo hẹp của trí óc, giác quan của ta quá bị hạn chế. Nếu chúng ta thành « siêu » trong việc Thiền và có phép thần thông biến hóa e rằng lại rơi vào cạm bẫy của bản ngã. Vì vậy khi Thiền ta không được cầu mong gì cả, để cho tâm thanh tịnh.

Một khía cạnh khác của Thiền mà ta có thể đạt được là tâm Từ bi. Khi tâm ta trong sáng và đạt được sự hiểu biết thực sự thì ta trở nên phóng khoáng và bao dung. Ta hiểu ta nên ta hiểu người khác, ta có sự thông cảm nhờ hiểu biết nên ta  dễ dàng tha thứ.Khi đã thông cảm mọi người thì tâm từ bi phát hiện.

Tâm thoải mái cũng là một điều kiện để phát tâm từ bi, vì nếu tâm ta không thoải mái, có khúc mắc lo âu, phiền não thì ta sẽ nhìn sự vật qua tâm trạng đó, nên sự hiểu biết sẽ không xác thực, do đó lòng khắc khoải, sân hận vẫn còn.

Vậy bước đầu của Thiền là cho ta tâm thoải mái (càng Thiền lại càng thoải mái, ai cũng đạt được điều này), đây là một yếu tố căn bản cho một cuộc sống an vui và hạnh phúc.Ta sẽ có thể đương đầu với thăng trầm của cuộc sống, ta thu hồi năng lượng vì ta bớt căng thẳng và lo âu.

Năng lượng trong ta sẽ giúp ta có suy nghĩ nhạy bén và tỉnh thức. Một ví dụ điển hình như các bạn đã thấy khi ta buồn ngủ mệt mõi suy nghĩ của ta lu mờ, sau một đêm ngủ ngon ta nhận thấy những điều ta nghĩ hôm trước lúc mệt mỏi khác hẳn với thực tế.Vì vậy trong ngày ta phải cảnh giác là có lúc suy nghĩ của ta như người đang ngủ mê, tùy theo trạng thái của tâm thức trong lúc đó. Trong cả cuộc đời cũng vậy, ta hãy gắng làm sao cho lúc nào ta cũng ở trong trạng thái ban mai, tĩnh lặng như sau một giấc ngủ ngon.

Các vị thánh hiền đều nói thực tại là một môi trường năng lượng bao la mà ta có thể cảm nhận được khi thiền.

Ta có thể ví bộ não của ta như một máy phát thanh( radio) , tùy theo ta bắt tần sóng nào thì ta có chương trình đó, thực tạicó rất nhiều tần sóng mà ta không biết điều chỉnh để bắt được các tần sóng khác.Bình thường thì ta cứ để radio bật lên nhưng không biết điều chỉnh nó, mọi âm thanh ồn ào hỗn loạn nên ta chẳng nghe được gì,Thiền  giúp ta vặn nút và điều chỉnh tần sóng theo ý muốn và có một âm thanh trong suốt,không bị nhiễu sóng.

Theo quan niệm nhà Phật ta có các mức độ của Tâm khác nhau :Tâm thô,Tâm tế và Tâm Vi Tế.Tâm thô là chức năng sinh hóa của bộ não, hay dùng thường ngày và thuộc lãnh vực tương đối .Tâm tế là Tâm có khả năng tự vấn, tự chủ,và liên hệ đến tình cảm, ham muốn.Tâm Vi tế là tâm sáng trong suốt,là trí tuệ không liên quan đến vật thể hay vọng tưởng nào.Tâm thô và Tâm tế hoạt động nhờ thông tin cung cấp của thân và bộ não,còn Tâm vi tế là tâm bản nguyên , là Phật tánh, tâm của trí tuệ.Thiền sẽ cho ta đạt được Tâm Vi tế.

Thế giới của ta có hai thực tại, nhà Phật gọi là Nhị Đế : đó là thực tạitương đối (Tục Đế) và thực tại tuyệt đối(Chân đế),điều này rất quan trọng mà ta phải thấu hiểu.Để theo lời Phật dạy, ta phải biết lúc nào giáo lý ở phạm vi tương đối và lúc nào là ở phương diện tuyệt đối.

Lạ thay, trong vật lý học ta cũng có hai thực tại : vật lý cơ khí và vật lý nguyên tử. Hai thực tại hiện diện song song với nhau và các định luật được tìm ra rất giống như những điều Phật dạy. Nhiều nhà vật lý học đã trình bày sự tương đồng của vật lý nguyên tử và giáo lý của Phật( đã trình bày  ở chương III).

Trong đời sống thường ngày, ta ở trong thực tại tương đối, thế giới của hiện tượng, có chủ thể và khách thể, có sinh,có diệt,đấy là Tục đế,nhưng nếu quán thật sâu sắc thì chúng ta sẽ tiếp xúc với Chân đế,thế giới của bất sinh,bất diệt,giống như trong vật lý nguyên tử ,các hạt có khi là tần sóng có khi là hạt,nó chỉ biến dạng nhưng nó vẫn còn đấy .Các vị hiền triết ví thế giới hiện tượng như các sóng ở đại dương,các sóng khác nhau về hình thể nhưng bản chất vẫn là nước và sẽ trở về với nước…Sóng là thực tại tương đối,nước là thực tại tuyệt đối.

Giáo lý của Đức Thích Ca có tính cách nhập thế và rất thiết thực :Trung Đạo và Bát Chánh Đạo là nền tảng giáo lý của Ngài,và phải là kim chỉ nam cho mỗi phật tử trong đời sống thường ngày,nhưng  thực ra không là phật tử ta cũng có thể sống theo Trung Đạo và Bát Chánh Đạo, vì ở các tôn giáo khác cũng có những lời dạy tương tự. Có lẽ đặc điểm của Phật giáo là có sự nghiên cứu xâu xa về tâm thức ( ta có 51 tâm hành, là những biến dạng của thức).Thật vậy,trong một ngày nếu chúng ta quán xét nội tâm thật kỹ ta sẽ thấy những biến đổi của tâm thức thường xuyên mỗi chốc :có lúc ta « ngủ »,có lúc ta « mê »,thực sự ít khi nào ta « tỉnh ».Bây giờ thì ta hiểu Đức Phật khi ngài nói cuộc đời là một giấc mơ, có lẽ muốn ám chỉ ta sống trong trạng thái không tỉnh thức. Vậy ta hãy trở lại với Thiền để phát triển khả năng TỈNH THƯC của ta.

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã thấy,sự liên kết chặt chẽ giữa bộ naõ và các bộ phận của cơ thể đã được chứng minh.Trên phương diện tinh vi,một ý tưởng hay một  cảm xúc dù thoáng qua cũng ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta. Bộ não làm việc liên tục không có lúc nào nghỉ ngơi . Chỉ có Thiền mới giúp bộ não nghỉ ngơi thực sự, và cho chúng ta tìm lại trạng thái « nguyên thủy » của chúng ta.

Thế kỷ 21 phaỉ là thế kỷ của sự phát triển Tâm linh. Gần đây khoa học đã công nhận sức mạnh của Tâm linh , và những khám phá lại phù hợp với giáo huấn của các vị thánh hiền. Những nước mà nền phát triển kỹ thuật đã đến mức tột đỉnh (ví dụ  như nước Mỹ) lại là những nơi hướng về con đường tìm hiểu Tâm linh mạnh mẽ nhất, vì họ đã nhận thấy sự « trống rỗng » trong Tâm khi chỉ biết chạy theo vật chất, hay bề ngoài mà không có một đời sống nội tâm .

Theo sự hiểu biết ngày nay,ta không còn phân biệt khoa học và tâm linh nữa,thế giới hữu hình của vật thể( Khoa học) và thế giới phi vật thể ( Tâm linh) là Một, và đan kết với nhau.Hai lãnh vực khác biệt này đã đến thời điểm sát cánh cùng nhau và song song đồng hành để hướng dẫn nhân loại

Sau những điều trình bày trên đây,ta thấy Thiền là một trải nghiêm của bản thân hơn là một vấn đề có thể hiểu bằng lý trí .Khởi đầu ,Thiền và đời sống thường ngày dường như tách biệt,nhưng với thời gian Thiền sẽ được mang vào cuộc sống thường ngày, lúc đó Thiền sẽ là một thái độ sống :những đức tánh được phát huy,và cuộc sống của ta khi đó sẽ phản ánh sự bình an,tự tại và hỉ lạc.Chúng ta sẽ không còn ngăn cách đời sống tâm linh với đời sống thường nhật nữa.

Thiền có thể thay đổi con người một cách toàn diện, khi ta học sống với tánh Giác và trí sáng suốt là ta biết buông bỏ và không dính mắc thì đây là con đường hạnh phúc thực sự và bền lâu.Khi ta tạo được hạnh phúc nơi chính bản thân ta thì gia đình và xã hội cũng được đón nhận hạnh phúc đó : hòa bình thế giới sẽ bắt nguồn từ đấy.

Xin chúc các bạn tìm thấy hạnh phúc an lạc thông qua Thiền !

Free Online Mindfulness Course